5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
2.2.2. Hoạt động tíndụng bán lẻ
a. Phân tích quy mô, tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
Hoạt động tín dụng hiện nay là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng, thường chiếm tới trên 75% trong tổng nguồn thu của chi
nhánh. Mang lại lợi nhuận lớn và rủi ro cao khiến hoạt động này luôn được quan tâm, chú trọng hàng đầu. Là một ngân hàng có truyền thống từ lâu trong các hoạt động cho vay phục vụ đầu tư phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi nói riêng cũng như hệ thống Agribank rất có uy tín trong hoạt động tín dụng. Thị phần tín dụng của chi nhánh luôn chiếm tỷ lệ cao so với thị phần tín dụng của các NHTM trên cùng địa bàn, có thế mạnh trong cung cấp các sản phẩm tín dụng bán lẻ.
Trên cơ sở chủ động về nguồn vốn, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi đã đa dạng hóa hình thức cho vay nền kinh tế, tập trung ở các hoạt động chính: Cho vay truyền thống, với phương thức ngày càng đa dạng như: cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay thương mại, bảo lãnh… Dư nợ tín dụng bán lẻ của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi có sự tăng trưởng và luôn duy trì mức sát với giới hạn tín dụng, gắn việc tăng trưởng tín dụng với chất lượng tín dụng và ưu tiên cấp tín dụng cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương.
Một trong những ưu tiên của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi là hoạt động tín dụng bán lẻ. Bảng 2.6 phản ánh quy mô, tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi trong 3 năm gần đây.
Bảng 2.6. Quy mô. tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi 3 năm 2017. 2018. 2019
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018
+/- % +/- %
Tổng dư nợ 8.139 9.568 10.889 1.429 17.55 1.321 13.81
Dư nợ DN có quy mô
lớn 1.656 2.000 2.162 344 20,73 162 8,13
Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ/ Tổng dư nợ 79.65 79.10 80.14 Nợ xấu tín dụng bán lẻ 48 65 96 17 35,42 31 47,69 Tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ 0.59% 0.68% 0.89%
(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động cho vay của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2017 đến 2019)
Giai đoạn từ năm 2017 đến tháng 2019 chứng kiến sự tăng trưởng liên tục của hoạt động tín dụng bán lẻ. Tổng dư nợ năm 2018 tăng 17.55% so với năm 2017. Năm 2019 tăng 13.814% so với dư nợ năm 2018.
So sánh tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn bán lẻ và tín dụng bán lẻ ta có bảng số liệu 2.12
Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn bán lẻ và tín dụng bán lẻ
ĐVT: tỷ đồng
Năm
Tiêu chí
2017 2018 2019
Tăng(+)/ Giảm (-) Tốc độ tăng trưởng 2018/ 2017 2019/ 2018 2018/ 2017 2019/ 2018 Nguồn vốn bán lẻ 8.599 9.867 11.884 1.267 2.017 14,74(%) 20,44(%) Tín dụng bán lẻ 6.483 7.568 8.727 1.085 1.158 16,74 (%) 15,31(%) Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2018 và 2019 có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng cao, chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Vì vậy, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được tăng trưởng tín dụng bán lẻ năm 2018 và 2019 đạt lần lượt là 16,74% và 15,31%. Cũng từ bảng trên ta có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động bán lẻ của chi nhánh đạt 14,74% vào năm 2018 và 20,44% năm 2019. Như vậy có nghĩa, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động chi nhánh năm 2019 cao hơn tốc độ tăng trưởng của tín dụng bán lẻ. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh vẫn nằm
trong vùng hiệu quả.
Về tỷ trọng dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ: Từ năm 2017 đến năm 2019, dư nợ bán lẻ so với tổng dư nợ đều chiếm chủ yếu, trên 79%. Tuy nhiên, năm 2018 về số tuyệt đối dư nợ bán lẻ vẫn tăng nhưng tỷ trọng lại giảm nhẹ còn 79,10%. Năm 2019 đạt 80.14%. Dư nợ bán lẻ chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ và ngày càng tăng trong khi dư nợ doanh nghiệp, tổ chức ngày càng giảm là do dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp, tổ chức. Điều này cho thấy Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi đang đẩy mạnh tập trung vốn cho lĩnh vực bán lẻ, đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn theo định hướng chung của NHNN và của Agribank.
Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi được thể hiện ở bảng 2.8:
Bảng 2.8. Dư nợ bán lẻ các ngành năm 2017-2019
STT CHỈ TIÊU
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
DN %/ Tổng DN DN %/ Tổng DN DN %/ Tổng DN 1 Nông lâm thủy sản 3.483 53,73 3.875 59,77 4.549 70,17
2 Công nghiệp. TTCN 186 2,86 211 3,25 228 3,52
3 Dịch vụ 1.824 28,14 2.055 31,70 2.162 33,35
4 Tiêu dùng 963 14,86 1.383 21,33 1.724 26,60
5 Khác 26 0,41 44 0,68 65 1,00
Tổng DN bán lẻ 6.483 7.568 8.728
Nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2019 cho thấy: dư nợ cho vay bán lẻ lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong hệ thống phân ngành. Lần lượt các năm từ 2017-2019 là: 53,72% ; 59,77%; 70.17%. Điều này cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên tập trung vốn tín dụng một cách tích cực và nhanh hơn các lĩnh vực khác. Agribank chi nhánh Quảng Ngãi đã tập trung đầu tư vốn cho nông nghiệp,
nông thôn thông qua việc nâng mức đầu tư tín dụng, giải ngân kịp thời cho khách hàng. Bên cạnh đó có sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương, hội đoàn thể và chi nhánh đã tích cực triển khai các Nghị quyết của địa phương, thực hiện tốt chương trình phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ các cấp, đầu tư vốn kịp thời phát triển kinh tế địa phương nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Mặc dù trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn nhưng bộ phận quản trị nợ của chi nhánh luôn đánh giá các khoản nợ chặt chẽ từ khi cho vay, theo dõi và có các biện pháp xử lý nợ hiệu quả. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức thấp, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống.
Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ xấu theo ngành trên tổng dư nợ bán lẻ
STT CHỈ TIÊU
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Nợ xấu tỷ lệ nợ xấu/ DN bán lẻ Nợ xấu tỷ lệ nợ xấu/ DN bán lẻ Nợ xấu tỷ lệ nợ xấu/ DN bán lẻ
1 Nông, lâm, thủy sản 15 0,23% 32 0,42% 68 0,78%
2 Công nghiệp, TTCN 5 0,08% 3 0,04% 1 0,01%
3 Dịch vụ 19 0,29% 20 0,26% 21 0,24%
4 Tiêu dùng 9 0,14% 8 0,11% 6 0,07%
5 Khác 0 0,00% 1 0,01% 0 0,00%
Tổng DN bán lẻ 6.483 0,74% 7.568 0,85% 8.728 1,10%
(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động cho vay của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2017-2019)
Nhìn vào bảng 2.9 nợ xấu phân theo ngành nghề trong 2 năm 2018-2019 tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi cho thấy rằng ngành Nông. lâm. thủy sản có giá trị tuyệt đối nợ xấu cao nhất trong tất cả các ngành. Năm 2018 chiếm 32,26% tổng nợ xấu bán lẻ. năm 2019 chiếm 67,58 %. Chủ yếu tập trung vào cho vay đánh bắt xa bờ, cho vay theo nghị định 67. Bên cạnh những nguyên nhân khó khăn, vướng mắc về chính sách tín dụng, chính sách bảo
hiểm, hay những khó khăn do đặc thù ngành khai thác hải sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan như thời tiết, hải lưu, ngư trường…. dẫn đến việc ngư dân không trả được nợ vay. Tình trạng đáng lo ngại hiện nay là có hiện tượng chủ tàu có tư tưởng coi chương trình vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 là chính sách tài trợ không hoàn lại của Chính phủ, cố tình chây ỳ, không trả nợ, chờ ngân hàng xoá nợ... Thậm chí, một số chủ tàu còn lôi kéo, kích động các chủ tàu khác, kể cả chủ tàu vay vốn thông thường, không vay vốn theo Nghị định 67 không trả vốn ngân hàng, không khai báo hiệu quả khai thác hoặc khai báo ở mức lãi thấp hoặc thua lỗ để chờ ngân hàng xoá nợ.
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, đó là: khách hàng của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu là nông dân, sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn: thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị chưa đáp ứng yêu cầu. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương chưa thực sự bền vững, ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi,
Cán bộ tín dụng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, hoặc có kiểm tra nhưng chỉ là hình thức, sơ sài. phần lớn nội dung kiểm tra do khách hàng cung cấp và rất thụ động nên không phát hiện được các dấu hiệu rủi ro từ sớm mà chủ yếu là xử lý khi những rủi ro đã xảy ra. Hơn nữa, việc kiểm tra của cán bộ tín dụng chỉ để đối phó với các cơ quan chức năng; khi giải ngân không kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, bên thụ hưởng, các thông tin trên giấy nhận nợ (thời gian, lãi suất, người đại diện, người ký trên giấy nhận nợ, số tiền nhận nợ...) đã tạo thuận lợi cho khách
hàng có cơ hội sử dụng vốn vay vào mục đích khác. Hoặc sau khi cho vay không kiểm tra, đối chiếu dòng tiền của khách hàng dẫn đến khách hàng thu được tiền nhưng không trả nợ ngân hàng. Mặt khác, cán bộ tín dụng thiếu sự đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn đã cam kết, nhất là khi khách hàng không trả nợ nhưng cán bộ tín dụng vẫn không kiểm tra, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý thu nợ.
b. Phân tích chất lượng và quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
Phân tích chất lượng tín dụng bán lẻ của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi ta quan tâm đến tỷ trọng từng nhóm nợ trên tổng dư nợ bán lẻ. Ta có bảng 2.10
Bảng 2.10. Cơ cấu nhóm nợ tín dụng bán lẻ Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi ĐVT: tỷ đồng STT CHỈ TIÊU 2017 2018 2019 ST % ST % ST % 1 Nhóm 1 6.22 2 95,97% 7.242 95,68% 8.298 95,08% 2 Nhóm 2 213 3,29% 262 3,46% 332 3,81% 3 Nhóm 3 11 0,16% 13 0,17% 17 0,20% 4 Nhóm 4 8 0,12% 18 0,24% 27 0,30% 5 Nhóm 5 29 0,45% 34 0,45% 53 0,61% Tổng dư nợ bán lẻ 6.48 3 7.568 8.727
(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh Quảng Ngãi 2017-2019)
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi thuộc hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, hoạt động tín dụng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, chiếm thị phần lớn thị trường tài
chính nông thôn. Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi đang phải đối mặt với tình hình nợ xấu gia tăng trong khi công tác quản trị rủi ro tín dụng còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Qua bảng 2.10 ta thấy tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 trở lên) của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi năm 2019 cao nhất trong vòng 3 năm gần đây 1,11%. Tỷ lệ nợ nhóm 1 chiếm trên 95% và có chiều hướng giảm nhẹ. Năm 2018, tỷ lệ nợ nhóm 2 nợ cần chú ý đã tăng lên và đến năm 2019, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 3.81%. Điều này cảnh báo Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi cần chú ý xem xét lại khả năng trả nợ của khách hàng, sàng lọc những khách hàng tốt, tư vấn và bổ sung vốn cung cấp cho những khách hàng có kế hoạch kinh doanh triển vọng nhưng đang gặp tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời.
Như vậy, cơ cấu nhóm nợ bán lẻ của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi chiếm chủ yếu là nợ nhóm 1. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên nhưng vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung là 1.19%. Nợ nhóm 2 nợ cần chú ý lại tăng lên. Đây là điều cần quan tâm, xem xét của chi nhánh. Từ đây, chi nhánh có chế độ và chính sách cụ thế đối với những khách hàng chuyển sang nợ nhóm 2, không để khách hàng chuyển nhóm nợ, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh.
c. Danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
Tín dụng bán lẻ trong ngày càng ngày càng được Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi chú trọng mở rộng phát triển. Trong những năm qua, với vai trò là Ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển lĩnh vực Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn và nền kinh tế tỉnh nhà. Với đội ngũ cán bộ có uy tín, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi luôn được đánh giá là Ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động tín dụng. Với mục tiêu
phục vụ tốt nhất mọi đối tượng khách hàng, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhiều loại sản phẩm tín dụng áp dụng rộng rãi cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình sản xuất trên địa bàn. Với phương châm không ngừng đổi mới, đa dạng nhiều loại sản phẩm trên nguyên tắc tất cả các cá nhân, hộ gia đình có thể tiếp cận với các sản phẩm của Agribank để lựa chọn những sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với điều kiện của mình. Thông qua đó, tín dụng bán lẻ đa dạng hóa các hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi, phát triển các sản phẩm này sẽ khai thác được thị trường khách hàng cá nhân tiềm năng hiện vẫn còn “bỏ ngỏ”.
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi hiện đang triển khai các sản phẩm tín dụng bán lẻ như:
1. Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình
Khi có nhu cầu mua sắm đồ đạc cho gia đình mà chưa đủ điều kiện kinh tế thì khách hàng có thể sử dụng dịch vụ này của ngân hàng Agribank. Với khoản vay này, thời gian cho vay tín chấp lãi suất thấp là 60 tháng. Khách hàng có thể vay theo tài sản đảm bảo hoặc không cần tài sản đảm bảo.
2. Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư: Chi phí liên quan tới nhà cửa, bất động sản luôn là chi phí khiến khách hàng lo lắng nhất do tâm lý coi trọng ngôi nhà của phần lớn người dân Việt Nam. Hiểu được nhu cầu đó, tín dụng Agribank cung cấp dịch vụ vay trả góp để sửa chữa, cải tạo nhà ở. Gói dịch vụ này cho khách hàng vay 85% tổng nhu cầu vốn và thời gian lên tới 15 năm giúp cuộc sống của khách hàng không bị xáo trộn.
3. Cho vay mua phương tiện đi lại
Khi có nhu cầu mua ô tô, xe máy hay các phương tiện đi lại nhưng chưa đủ tiền thì khách hàng có thể sử dụng gói dịch vụ này của tín dụng Agribank. Bạn cũng có thể dùng chính phương tiện đã mua để dùng làm tài sản đảm bảo.
Thời gian vay có thể ngắn, trung hoặc dài hạn tùy theo tình hình tài chính cũng như nhu cầu của khách hàng.
4. Cho vay theo hạn mức tín dụng
Đây là dịch vụ tín dụng Agribank giúp cho những khách hàng cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định có nhu cầu vay vốn sử dụng nhanh trong ngắn hạn. Mức cho vay theo thỏa thuận và khách hàng phải có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn.
5. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
Các giấy tờ có giá được cầm cố bao gồm: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu do các ngân hàng thương mại phát hành; tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ do các doanh nghiệp phát hành. Mức