6. Bố cục luận văn
3.3.2 Đối với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang
- Để phát triển hơn nữa trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, thể thao, du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; Đề án “Đào tạo tài năng Văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030”; Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực Văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030”… Phía Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang cần cụ thể hóa các chiến lược và phát huy mọi nguồn lực sẵn có tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Kiên Giang. Góp
phần tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phát triển nguồn nhân lực của Ngành nói chung và của Trung tâm Văn hóa tỉnh Kiên Giang nói riêng.
- Cơ sở đào tạo nhân lực văn hóa đã phủ kín hầu hết các tỉnh/thành phố, phần lớn tập trung ở các đô thị, địa bàn đông dân cư, tạo thuận lợi cho người học, gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Vì vậy, Sở Văn hóa và Thể thao cần lựa chọn và tạo điều kiện cho những cán bộ tại Trung tâm tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật trong nước và nước ngoài.
- So với các ngành khác như: Y tế, giáo dục… về cơ bản lực lượng nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chế độ lương, thưởng, chính sách đánh giá, đãi ngộ cho đội ngũ này còn nhiều hạn chế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân đến từ sự đầu tư nguồn lực của Nhà nước cho ngành văn hóa, so với các ngành khác còn khiêm tốn, việc huy động các nguồn lực thông qua xã hội hóa còn chưa được phát huy tối đa. Sở Văn hóa và Thể thao cần quan tâm, chú trọng phát triển trong thời gian tới.
- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, giá trị của Văn hóa, nghệ thuật trong đời sống xã hội, góp phần thu hút được sự quan tâm, ủng hộ, đầu tư của tất cả tầng lớp trong xã hội, các tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, quảng bá về Văn hóa, nghệ thuật trên các phương tiện truyền thông đại chúng, sách báo, các cuộc thi…Đổi mới cơ chế, chính sách, luật pháp về phát triển nhân lực là khâu đột phá trong phát triển nhân lực, dần hình thành một hệ thống cơ chế, chính sách chính phát triển nhân lực được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ.