Tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu và đổi mới phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 87 - 93)

6. Bố cục luận văn

3.2.3 Tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu và đổi mới phương pháp đào tạo

đào tạo và bồi dưỡng

Thứ nhất, Phát triển năng lực Ngoại ngữ của nguồn nhân lực:

chính sách quy hoạch đội ngũ nguồn nhân lực theo giai đoạn trong việc học ngoại ngữ là tiếng Anh, bên cạnh đó, Trung tâm sẽ có quy hoạch trong việc học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ liên quan đến tiếng Khmer và tiếng

Trung. Sự đa dạng trong giao tiếp văn hóa và đa ngôn ngữ giúp Trung tâm có nhiều định hướng phát triển, đặc biệt liên quan đến các nước có cùng đường biên giới với Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.

Xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, văn bản pháp luật, chiến lược, kế hoạch đồng bộ về bồi dưỡng, sử dụng ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó quy định cụ thể tiêu chuẩn, trình độ ngoại ngữ với từng chức danh cán bộ. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình ngoại ngữ đối với đội ngũ cán bộ cấp chiến lược phải ở mức thông hiểu ít nhất 01 ngoại ngữ thông dụng (sử dụng thành thạo cả 04 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết), độc lập trong giao tiếp, nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Xây dựng mô hình bồi dưỡng ngoại ngữ phù hợp với đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó cần đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng; cơ chế bồi dưỡng linh hoạt, tạo điều kiện cho cán bộ tham gia bồi dưỡng có hiệu quả; nội dung bồi dưỡng không chỉ đáp ứng yêu cầu giao tiếp mà còn phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu công vụ; tăng cường, hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ.

Xây dựng môi trường học tập ngoại ngữ tại các cơ quan, đơn vị thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, cán bộ cấp chiến lược có thể tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến. Các khóa học này cần phải được xây dựng có khả năng tương tác cao, thuận lợi cho việc học ngoại ngữ hàng ngày của cán bộ cấp chiến lược. cần có quy định, quy chế về sử dụng ngoại ngữ thường xuyên tại các cơ quan, đơn vị để cán bộ cấp chiến lược có điều kiện phát triển khả năng tư duy về ngôn ngữ. xây dựng cơ chế khuyến khích đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược tích cực, chủ động tham gia các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ; thường xuyên học tập, tự nâng cao trình độ, năng

lực ngoại ngữ; cố gắng thích nghi với khả năng tư duy bằng ngoại ngữ trong các hoạt động công vụ để không ngừng nâng cao năng lực và khả năng thích ứng với môi trường làm việc.

Thứ hai, đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu, thể nghiệm và kỹ

năng quản lý: Dựa theo thực trạng tại Trung tâm, kỹ năng nghiên cứu, thể

nghiệm và kỹ năng quản lý là rất quan trọng trong quá trình thực hiện công việc. Chủ yếu là nghiên cứu, thể nghiệm mẫu hình nghiệp vụ văn hóa; phổ biến, hướng dẫn vận dụng các mẫu hình và phương pháp công tác tiên tiến trong nghiệp vụ văn hóa; biên tập và phát hành các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở của địa phương. Những kỹ năng này thường được mở ở các thành phố lớn, việc cập nhật thông tin của bộ phận quản lý cần nhanh chóng để nhân lực tại Trung tâm có cơ hội được tiếp cận các khóa đào tạo và bồi dưỡng này. Điều này đòi hỏi sự quyết liệt và chủ động trong khâu quản lý và phát triển nguôn nhân lực để giúp phát triển kỹ năng và giải quyết công việc đạt hiệu quả, chất lượng cao. Trung tâm cần đưa những cán bộ nguồn trong bộ phận Bồi dưỡng nghiệp vụ tham gia các khóa học, sau đó tiến hành tổ chức các buổi đào tạo, bồi dưỡng nội bộ để chia sẻ kiến thức và phát triển kỹ năng.

Thứ ba, phát triển các kỹ năng mềm liên quan đến Kỹ năng ra quyết

định, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết những xung đột: Đào

tạo một đội ngũ cán bộ đầu đàn năng động, nhạy bén, có kiến thức chuyên môn tốt, có kinh nghiệm thực tế quản lý và vận hành, có khả năng truyền đạt hướng dẫn để kèm cặp các nhân sự mới, thực hiện tốt các yêu cầu của việc đào tạo tại chỗ. Qua khảo sát về công tác đào tạo, kỹ năng làm việc theo nhóm của chưa được triển khai thực hiện tốt, trong khi đó công việc yêu cầu lao động thực hiện công việc theo nhóm; do vậy để nâng cao hiệu quả sử

dụng lao động công ty cần có kế hoạch thực hiện ngay công tác đào tạo, tập huấn các kỹ năng cần thiết về làm việc theo nhóm.

Hiện tại, trong tỉnh Kiên Giang có nhiều đơn vị (các trường cao đẳng, đại học) có bộ phận đào tạo Kỹ năng mềm và thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ở quy mô ngày lớn và chuyên nghiệp. Trung tâm cần có chính sách liên kết, hợp tác đào tạo các kỹ năng mềm cho nhân lực tại Trung tâm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại và tạo cán bộ nguồn để tham gia đào tạo nội bộ trong Trung tâm trong tương lai. Đào tạo một đội ngũ cán bộ đầu đàn năng động, nhạy bén, có kiến thức chuyên môn tốt, có kinh nghiệm thực tế quản lý và vận hành, có khả năng truyền đạt hướng dẫn để kèm cặp các công nhân mới, thực hiện tốt các yêu cầu của việc đào tạo tại chỗ.Qua khảo sát về công tác đào tạo, kỹ năng làm việc theo nhóm của chưa được triển khai thực hiện tốt, trong khi đó công việc yêu cầu lao động thực hiện công việc theo nhóm; do vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động công ty cần có kế hoạch thực hiện ngay công tác đào tạo, tập huấn các kỹ năng cần thiết về làm việc theo nhóm. Đưa một số chương trình đào tạo chuẩn đã hợp tác xây dựng với các cơ sở đào tạo về thí điểm tại một số đơn vị để chọn ra một số chương trình phù hợp đưa vào phục vụ cho công tác đào tạo tại chỗ.

3.2.4 Hoàn thiện quy trình đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Trung tâm

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cần thực hiện theo quy trình và được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với yêu cầu thực tế tại Trung tâm. Đề xuất hướng hoàn thiện quy trình đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cụ thể như sau:

Bước 1: Các đơn vị có liên quan Lập kế hoạch nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị và viết phiếu yêu cầu đào tạo gửi về phòng Hành chính –

Tổng hợp. Việc lập kế hoạch cần căn cứ quy định của hệ thống văn bản pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước, các tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng các nội dung đào tạo, bồi dưỡng thuộc thẩm quyền theo phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng. Để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng các nội dung phù hợp với nhu cầu của tổ chức, đạt hiệu quả nhất trong phạm vi nguồn lực của tổ chức, cần phải lập kế hoạch nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

Bước 2: Phòng Hành chính – Tổng hợp lập danh sách nhân sự đăng ký

học tập, bồi dưỡng, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung và theo yêu cầu thực tế, sau đó trình Ban giám đốc phê duyệt. Nội dung chương trình đào tạo phải quán triệt quan điểm: thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với từng loại đối tượng; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn; bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ nhân lực trong tổ chức, đơn vị.

Bước 3: Phòng Hành chính – Tổng hợp thông báo kết quả được tham

gia đào tạo, bồi dưỡng đến cá nhân và đơn vị. Cá nhân chủ động liên hệ với nơi đào tạo, bồi dưỡng và đơn vị quản lý sắp xếp bố trí công việc giữa các thành viên trong thời gian cán bộ được cử đi đào tạo và bồi dưỡng. Bộ phận có liên quan theo dõi, kiểm tra quá trình học tập, bồi dưỡng của cán bộ, kịp thời báo cáo với ban giám đốc nếu có trường hợp đột xuất xảy ra.

Bước 4: Phòng Hành chính – Tổng hợp ban hành các biểu mẫu liên

quan để cán bộ báo cáo kết quả học tập từng khóa bồi dưỡng. Bộ phần quản lý cán bộ theo dõi, báo cáo vào cuối các khóa về việc cán bộ ứng dụng kiến thức được bồi dưỡng, tập huấn vào công việc thực tế để làm cơ sở đánh giá.

Bước 5: Các đơn vị liên quan hỗ trợ cán bộ thực hiện các thủ tục thanh toán kinh phí đào tạo và bồi dưỡng. Tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề và

hội thảo để chuyển giao và chia sẻ kiến thức và kỹ năng đã được học. Cần đánh giá xem việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tế công tác để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành công vụ của cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng, những thay đổi đối với việc thực hiện công việc như thế nào. Từ đó, đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức xem việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có tác động, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức hay không.

Bước 6: Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả Đào tạo. Kiểm tra, giám sát và đánh giá đào tạo, bồi dưỡng là bước đi vô cùng quan trọng trong chuỗi quá trình đào tạo khép kín. Kiểm tra, đánh giá đào tạo, bồi dưỡng là để xem có đạt mục tiêu đề ra không, nội dung, chương trình có phù hợp, học viên áp dụng được gì sau đào tạo, bồi dưỡng. Việc đánh giá đào tạo, bồi dưỡng cũng nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự bất hợp lý, phi thực tế của quá trình đào tạo, để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Việc cho cán bộ tìm kiếm và liên hệ với nơi đào tạo và bồi dưỡng giúp các khóa học phù hợp với yêu cầu thực tế hơn, bên cạnh đó, việc tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề và hội thảo giúp phát huy tốt các kiến thức và kỹ năng được học, đồng thời phát huy được tính đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ nội bộ Trung tâm. Thực tế tại Trung tâm cho thấy rằng: Chất lượng của công tác đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên, chất lượng của đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo. Bởi vì, nếu trang thiết bị, cơ sở vật chất có đầy đủ đến mấy, các học viên có cần cù nỗ lực bao nhiêu mà đội ngũ giáo viên lại không có trình độ, không có nghiệp vụ sư phạm, không có cách truyền đạt hiệu quả thì chất lượng đào tạo khó có thể đạt tới chất lượng cao được. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy đào tạo cũng là một việc làm vô cùng cần thiết. Do đó hướng xây dựng và củng cố đội ngũ giáo viên tham gia công

tác đào tạo trong Trung tâm phải là thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chuyên môn cho tất cả giáo viên như: Định kỳ hàng năm Trung tâm nên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc cấp kinh phí cho các giáo viên tham gia học tập tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các trường Đại học nhằm bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên này để họ có thể trực tiếp tham khảo, khai thác các tài liệu, chương trình của nước ngoài cũng như trao đổi kiến thức chuyên môn với các chuyên gia nước ngoài nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w