Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng tại Trung tâm

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 62 - 70)

6. Bố cục luận văn

2.2.2 Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng tại Trung tâm

2.2.2.1 Phát triển về mặt thể lực

... Phát triển nguồn nhân lực tại các tổ chức không chỉ là bảo đảm số lượng và cơ cấu nhân lực phù hợp với yêu cầu công việc, mà còn là nâng cao chất lượng nhân lực tại tổ chức. Tổ chức sẽ thành công nếu mọi nhân viên đều có đủ sức khỏe, những kỹ năng cần thiết, làm việc bằng cả tài năng và tâm huyết của mình để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu, mục tiêu của tổ chức. Chất lượng nhân lực được đánh giá thông qua thể lực và các vấn đề liên quan đến sức khỏe của nhân lực tại Trung tâm. Từ năm 2019, nhận thấy tầm quan trọng của công tác kiểm tra và chăm sóc sức khỏe cho nhân sự đang làm việc tại Trung Tâm, Ban giám đốc Trung tâm đã quyết định tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân sự. Kết quả cụ thể trong bảng 2.7:

Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra sức khỏe của nhân sự đang làm việc tại Trung tâm

Nội dung Năm 2019 Năm 2020

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Sức khỏe loại 1 8 26,67 11 31,42 Sức khỏe loại 2 10 33,34 12 34,29 Sức khỏe loại 3 12 40,00 12 34,29 Tổng 30 100 35 100

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết hàng năm của Trung tâm)

Qua quá trình kiểm tra sàn lọc, báo kết quả và tư vấn khám chữa bệnh (nếu phát hiện bệnh lý), kết quả kiểm tra sức khỏe của nhân sự tại Trung tâm có sự tiến triển theo chiều hướng tốt hơn. Tỷ trong sức khỏe loại 3 giảm từ 40% năm 2019 xuống còn 34,29% năm 2020, tỷ trọng sức khỏe loại 1 tăng từ 26,67% năm 2019 lên 31,42% năm 2020. Sức khỏe đảm bảo tốt giúp nâng cao hiệu quả công việc và phát triển chất lượng nguồn nhân lực hiện tại của Trung tâm.

2.2.2.2 Thực trang phát triển nguồn nhân lực về mặt kỹ năng tại Trung tâm

Nhằm phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực về mặt kỹ năng liên quan đến quá trình thực hiện công việc là rất quan trọng. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực về mặt kỹ năng tại Trung tâm cụ thể trong bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7: Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực về mặt kỹ năng tại Trung tâm

Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Được đào tạo 10 38,46 13 43,33 16 45,71

Chưa được đào tạo 16 61,54 17 56,67 19 54,29

Tổng 26 100 30 100 35 100

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết hàng năm của Trung tâm)

Nguồn nhân lực được đào tạo về mặt kỹ năng tại Trung tâm có sự gia tăng về tỷ trọng qua các năm, tuy nhiêm tỷ trọng được đào tạo chiếm tỷ lệ khá thấp, chưa đáp ứng hết những nhu cầu hiện tại của Trung tâm. Đến năm 2020, tỷ lệ được đào tạo về mặt kỹ năng chiếm 45,71%, đây là chỉ số quan trọng cần được quan tâm phát triển trong thời gian tới. Sau đây là thực trạng đáp ứng các yêu cầu về mặt phát triển kỹ năng tại Trung tâm, cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.8: Thực trạng đáp ứng các yêu cầu về mặt phát triển kỹ năng

Tiê u chí

Nội dung tiêu chí khảo sát Tỷ lệ (%) Điểm trung bình Mức độ Kém Yếu TB Khá Tốt 1 Kỹ năng nghiên cứu, thể nghiệm 8,6 34,3 37,1 17,1 2,9 2,71 Trung bình

2 Kỹ năng hướng dẫn,kiểm tra và đánh giá hoạt động

0,0 11,4 22,9 45,7 20,0 3,74 Khá

3 Kỹ năng duy trì hoạtđộng, phát huy các loại hình

2,9 2,9 11,4 45,7 37,1 4,11 Khá

Tiê u

chí Nội dung tiêu chíkhảo sát

Tỷ lệ (%) Điểm trung bình Mứcđộ Kém Yếu TB Khá Tốt và sưu tầm 5 Kỹ năng tổ chức,điều hành 2,9 8,6 17,1 40,0 31,4 3,89 Khá 6 Kỹ năng quản lý 0,0 34,3 34,3 22,9 8,6 3,06 Trungbình

(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)

Theo kết quả khảo sát, mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực tại Trung tâm đối với “Kỹ năng duy trì hoạt động, phát huy các loại hình” đạt mức cao nhất với 4,11 điểm xếp mức Khá. Đặc biệt là khả năng tổ chức khảo sát, tham quan, trao đổi nghiệp vụ, giao lưu văn hóa, phát triển sự nghiệp với các đơn vị có liên quan trong toàn quốc và quốc tế. Kỹ năng có mức đáp ứng khá với mức điểm là 3,89 “Kỹ năng tổ chức, điều hành” đặc biệt là kỹ năng xây dựng, hướng dẫn, duy trì hoạt động của đội tuyên truyền lưu động, đội văn nghệ quần chúng, nhóm sở thích – câu lạc bộ và các hình thức hoạt động văn hóa, dịch vụ tại chổ hoặc lưu động để trực tiếp tuyên truyền đến quần chúng ở cơ sở nhằm định hướng, nâng cao trình độ cảm thụ văn hóa – nghệ thuật và đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Kỹ năng đáp ứng yêu cầu ở mức khá với số điểm là 3,80 là “Kỹ năng khai thác và sưu tầm” chủ yếu được ứng dụng trong công việc khai thác, sưu tầm, phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tổ chức các cuộc thi sáng tác, liên hoan, hội diễn nghệ thuật quần chúng, hội thi tuyên truyền lưu động, triễn lãm, lễ hội truyền thống và hiện đại. Kế tiếp là “Kỹ năng hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá hoạt động” đạt mức đáp ứng khá với 3,74 điểm, chủ yếu là hoạt động hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ dối với hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở; liên kết, phối hợp với thiết chế văn hóa của các ngành và đoàn thể quần chúng trong thực hành nghiệp vụ.

Hai kỹ năng được đánh giá có mức đáp ứng trung bình là “Kỹ năng nghiên cứu, thể nghiệm” với mức điểm trung bình là 2,71 và “Kỹ năng quản lý” với mức điểm 3,06. Nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm là nghiên cứu, thể nghiệm mẫu hình nghiệp vụ văn hóa; phổ biến, hướng dẫn vận dụng các mẫu hình và phương pháp công tác tiên tiến trong nghiệp vụ văn hóa; biên tập và phát hành các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở của địa phương. Chính vì vậy, kỹ năng này cần được tạo điều kiện phát triển giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thực tế công việc. Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý chủ yếu trong khâu tổ chức nhân sự, bộ máy, thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động. Cần có định hướng phát triển nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành đối với nguồn nhân lực hiện có.

2.2.2.3 Thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Một trong những vấn đề trọng yếu trong phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm là việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên giúp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ giúp thực hiện công việc đạt hiệu quả và chất lượng tốt. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên tại Trung tâm cụ thể trong bảng...sau:

Bảng 2.9: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên tại Trung tâm

Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Được đào tạo, bồi dưỡng

12 46,15 15 50,00 18 51,43

Chưa được đào tạo, bồi dưỡng

14 53,85 15 50,00 17 48,57

Tổng 26 100 30 100 35 100

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết hàng năm của Trung tâm)

Tỷ lệ được đào tạo thường xuyên của Trung tâm chiếm tỷ trọng 51,43% năm 2020 và có sự tăng dần qua các năm. Bên cạnh việc đào tạo

ngoài, bộ phận Bồi dưỡng Nghiệp vụ Văn hóa và Nghệ thuật của Trung tâm cũng góp phần quan trọng trong đào tạo nội bộ, tuy nhiên, do lực lượng của bộ phận đào tạo còn hạn chế về số lượng nên chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo hiện tại của Trung tâm.

Tin họ c Ngoạ i ngữ Chuy ên m ôn, n ghiệp vụ Quản lý nh à nướ c Lý luậ n chín h trị 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 71.40% 74.30% 82.90% 48.60% 60.00%

(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)

Hình 2.8: Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng của nhân sự tại Trung tâm

Theo kết quả khảo sát, có 82,9% người lao động có nhu cầu được đào tạo và bồi dưỡng liên quan đến Chuyên môn, nghiệp vụ giúp giải quyết hiệu quả các công việc đang đảm nhận. Do đặc thù của Trung làm là có chuyên môn, nghiệp vụ ở những ngành ít phổ biến như Quản lý văn hóa, sân khấu, diễn viên nên quá trình đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ rất cần được trú trọng. Đặc biệt là những lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, giúp phát triển đúng trọng tâm yêu cầu của công việc hiện tại. Tỷ lệ 74,3% người lao động có nhu cầu nâng cao trình độ ngoại ngữ, ngoài tiếng Anh thì tiếng Khmer và tiếng Trung cần được trú trọng đào tạo và bồi dưỡng trong thời gian tới, nhằm giúp công tác tại Trung tâm được mở rộng và phát triển. Bên cạnh đó, tỷ lệ người lao động có nhu cầu bồi dưỡng về Tin học vẫn ở mức khá cao chiếm

71,4% vì đây là kỹ năng quan trọng phục vụ công việc, do sự thay đổi trong quy định về chứng chỉ. Chứng chỉ mới đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là: Chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản và Chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao. Đây là những yêu cầu mới về trình độ tin học, vì vậy, định hướng phát triển trong thời gian tới cần trú trọng đào tạo và bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu đề ra.

Trong quá trình khảo sát, có 60% người lao động muốn được đào tạo và bồi dưỡng về kiến thức Lý luận chính trị. Vì đây là điều kiện quan trọng, tạo động lực trong việc thăng tiến trong công việc. Có 48,6% người lao động có nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước nhằm phục vụ công việc và đầy đủ các điều kiện trong quá trình bổ nhiệm hay được quy hoạch những vị trí việc làm tốt hơn.

2.2.2.4 Phát triển nguồn nhân lực về kỹ năng mềm tại Trung tâm

Hiện nay, ngoài kỹ năng liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện công việc thì kỹ năng mềm cũng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức. Những kỹ năng mềm phổ biến và giúp cho quá trình thực hiện công việc của nhân sự được tốt hơn như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tư duy và phản biện,.. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng mềm tại Trung tâm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.10: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng mềm tại Trung tâm

Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượn g Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Được đào tạo, bồi dưỡng 8 30,77 9 30,00 12 34,29 Chưa được đào tạo, bồi dưỡng 18 69,23 21 70,00 23 65,71

Tổng 26 100 30 100 35 100

Tỷ trọng được đào tạo và bồi dưỡng liên quan đến kỹ năng mềm của nhân sự tại Trung tâm có xu hướng tăng, tuy nhiên tỷ trọng được đào tạo còn thấp so với yêu cầu thực tế. Năm 2020, tỷ trọng được đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng mềm chiếm 34,29% là khá thấp, trong khi thực tế công việc luôn yêu cầu về kỹ năng mềm giúp giải quyết công việc đạt hiệu quả tốt hơn. Thực trạng về khả năng đáp ứng kỹ năng mềm trong thực tế công việc tại Trung tâm.

Bảng 2.11: Khả năng đáp ứng kỹ năng mềm trong thực tiễn công việc

Tiêu

chí Nội dung tiêu chí khảo sát

Tỷ lệ (%) Điểm trung

bình Mứcđộ

Kém Yếu TB Khá Tốt

1 Kỹ năng làm việc nhóm 2,9 37,1 42,9 14,3 2,9 2,77 Trung bình 2 Kỹ năng làm việc độc

lập

0,0 2,9 8,6 48,6 40,0 4,26 Tốt 3 Kỹ năng lập kế hoạch 0,0 0,0 25,7 45,7 28,6 4,03 Khá 4 Kỹ năng ra quyết định 8,6 45,7 34,3 11,4 0,0 2,49 Yếu 5 Kỹ năng giải quyết

xung đột

2,9 22,9 42,9 35,7 5,7 3,09 Trung bình 6 Kỹ năng giao tiếp 0,0 2,9 34,3 45,7 17,1 3,77 Khá 7 Kỹ năng tư duy và

phản biện

0,0 0,0 20,0 42,9 37,1 4,17 Khá 8 Kỹ năng tự nhìn nhận

bản thân

0,0 5,7 17,1 48,6 28,6 4,00 Khá

(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)

Theo kết quả khảo sát, nguồn nhân lực tại Trung tâm có kỹ năng mềm tốt liên quan đến “Kỹ năng làm việc độc lập” với mức điểm 4,26 xếp loại tốt (rất đáp ứng). Các kỹ năng mềm có mức đáp ứng ở mức Khá là: Kỹ năng lập kế hoạch (4,03 điểm), Kỹ năng giao tiếp (3,77 điểm), Kỹ năng tư duy và phản biện (4,17 điểm) và Kỹ năng tự nhìn nhận bản thân (4,00 điểm). Tuy nhiên, ba kỹ năng có mức đáp ứng tương đối thấp và cần có những định hướng phát triển trong thời gian tới là “Kỹ năng ra quyết định” được xếp ở mức yếu với số điểm là 2,49. Bên cạnh đó, Kỹ năng làm việc nhóm được đánh giá có mức đáp ứng trung bình với số điểm là 2,77 và Kỹ năng giải quyết xung đột vẫn

đáp ứng ở mức trung bình với số điểm 2,49. Dựa vào kết quả khảo sát, Trung tâm cần có những định hướng phát triển nguồn nhân lực liên quan đến đào tạo các kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết những xung đột.

2.2.2.5 Đánh giá tác động của động lực làm việc trong phát triển chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm

Bảng 2.12: Thực trạng về mức độ quan trọng của động lực làm việc của nguồn nhân lực tại Trung tâm

Tiêu

chí Nội dung tiêu chí khảo sát Tỷ lệ (%) Điểm trung bình Mức độ Kém Yếu TB Khá Tốt

1 Cơ hội thăng tiến 0,0 0,0 8,6 48,6 42,9 3,34 Trung bình 2 Thu nhập tốt và ổn định 0,0 0,0 20,0 65,7 14,3 2,94 Trung

bình 3 Có điều kiện phát triển

năng lực 0,0 0,0 22,9 51,4 25,7 4,03

Khá 4 Môi trường làm việc tốt 0,0 2,9 40,0 54,3 2,9 3,57 Khá 5 Chế độ khen thưởng, phúc lợi tốt 0,0 8,6 51,4 40,0 0,0 3,31 Trung bình 6 Công việc ổn định, ít thay đổi 0,0 0,0 28,6 60,0 11,4 3,83 Khá 7 Cơ hội học tập, đào tạo

và phát triển 0,0 0,0 25,7 34,3 40,0 4,14

Khá 8 Công việc yêu thích 0,0 0,0 17,1 57,1 25,7 4,09 Khá

(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)

Theo kết quả khảo sát, nguồn nhân lực của Trung tâm rất chú trọng động lực liên quan đến “Cơ hội học tập, đào tạo và phát triển” với mức điểm 4,14 và xếp ở mức khá cao. Điều này cho thấy, các định hướng phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm cần tập trung vào động lực cho việc học tập, đào tạo và phát triển con người. Chỉ tiêu “Công việc yêu thích” được đánh giá ở mức khá với 4,09 điểm và chỉ tiêu “Có điều kiện phát triển năng lực” cũng được đánh giá ở mức khá với 4,03 điểm. Do đặc thù công việc tại Trung tâm liên

quan đến các hoạt động văn hóa và nghệ thuật nên rất cần nguồn nhân lực có năng khiếu và khả năng đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của công việc, nên các động lực liên quan đến điều kiện phát triển năng lực và công việc yêu thích cần được trú trọng trong định hướng phát triển của Trung tâm trong thời gian tới.

Hai chỉ tiêu về động lực làm việc được đánh giá ở mức khá với điểm lần lược là 3,83 và 3,57 là “Công việc ổn định, ít thay đổi” và “Môi trường làm

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w