Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 33 - 35)

6. Bố cục luận văn

1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng

Phát triển nguồn nhân lực tại các tổ chức không chỉ là bảo đảm số lượng và cơ cấu nhân lực phù hợp với yêu cầu công việc, mà còn là nâng cao chất lượng nhân lực tại tổ chức. Chất lượng nhân lực được đánh giá thông qua sức

khỏe (thể lực); trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề

và các năng lực, phẩm chất cá nhân (ý thức tổ chức kỷ luật, tính hợp tác, ý

thức trách nhiệm, sự chuyên tâm…). Chất lượng nhân lực chính là mức độ

đáp ứng công việc trong từng khâu của quá trình thực hiện công việc của

người lao động với yêu cầu công việc thực tế, tránh tình trạng nhân lực không được bố trí theo đúng trình độ chuyên môn hiện có làm ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tổ chức sẽ thành công nếu mọi nhân viên đều có đủ sức khỏe, những kỹ năng cần thiết, làm việc bằng cả tài năng và tâm huyết của mình để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu, mục tiêu của tổ chức. Một số nhân viên có thể có trình độ chuyên môn cao nhưng chưa có ngay được những kỹ năng áp dụng vào công việc thì cần cho họ tham gia vào các khóa đào tạo cho phù hợp để nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức. Chất lượng nhân lực được xem là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh và sự thành công của tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực

cần đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thường xuyên để đảm bảo chất lượng, chủ động trong đáp ứng yêu cầu đề ra của tổ chức.

Phát triển nguồn nhân lực tại tổ chức nhìn từ góc độ cho từng cá nhân được phản ánh rõ nét nhất ở việc nâng cao trình độ nghề nghiệp và cải thiện đời

sống cho nhân lực tại đó. Nâng cao trình độ nghề nghiệp cho nhân lực tại tổ

chức được thực hiện thông qua các hoạt động nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng, năng lực cho người lao động. Nói cách khác đó chính là đào tạo chuyên môn kỹ thuật và bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về chính trị, xã hội... cho người lao động, để đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Cải thiện đời sống cho nhân lực được thể hiện ở việc nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đảm bảo công ăn việc làm thường xuyên, lao động trong điều kiện an toàn, thu nhập gia tăng và đảm bảo môi trường lao động tốt, công tác an sinh xã hội được quan tâm. Bên cạnh việc cung cấp cho người lao động kinh nghiệm và đào tạo để chuẩn bị cho họ đảm nhiệm những vai trò có thể thay đổi trong tương lai thì cần phải đảm bảo quyền lợi chính đáng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động. Công việc này phải được quan tâm, chú trọng từ việc sắp xếp công việc phù hợp với năng lực của từng cá nhân đến việc đào tạo, bồi dưỡng bằng cách truyền cho họ những kỹ năng làm việc hiệu quả, kinh nghiệm được thiết kế để nâng cao giá trị của người lao động sau khi họ được tuyển dụng vào làm việc tại tổ chức. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu khốc liệt như hiện nay đòi hỏi khả năng linh hoạt, thích ứng của người lao động cao hơn và không ngừng học tập, bồi dưỡng để làm ra những sản phẩm, dịch vụ ngày một tốt hơn. Vì vậy, khi nhân lực được tuyển dụng vào tổ chức thì sự tiến bộ của họ cũng là một yêu cầu quan trọng để đáp ứng những mục tiêu phát triển trong tương lai, đó cũng là chìa khóa dẫn đến cơ hội tiến bộ cho nhân lực hiện có. Bảo đảm chính sách tiền lương, tiền thưởng phù hợp tức là đảm bảo quyền lợi chính đáng của

người lao động tại tập đoàn. Tiền lương, tiền thưởng là những khoản thu nhập chính của người lao động tại tập đoàn. Khoản thu nhập này sẽ có tác động quyết định đến đời sống của người lao động, đến khả năng chi trả các dịch vụ của họ và do đó quyết định cả việc người lao động gắn bó hay không gắn bó với tổ chức. An toàn lao động cũng là một trong những quyền lợi của người lao động cần được thực hiện. Đảm bảo đầy đủ các chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động cùng việc xây dựng các chính sách nhà ở, đào tạo; chăm lo, tạo điều kiện cho người lao động được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan, du lịch… nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ cũng là một trong những nhiệm vụ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 33 - 35)