Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 75 - 78)

6. Bố cục luận văn

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

- Tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về

chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu: việc đào tạo,

bồi dưỡng thường xuyên giúp nhân sự cập nhật kiến thức mới và cải tiến cách làm hiện tại để công việc đạt hiệu quả tốt hơn. Thực tế, có 51,43% nhân sự tại Trung tâm được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ. Trong khí đó, có 82,9% người lao động có nhu cầu được đào tạo và bồi dưỡng liên quan đến Chuyên môn, nghiệp vụ giúp giải quyết hiệu quả các công việc đang đảm nhận. Do đặc thù công việc tại Trung tâm rất cần chuyên môn, nghiệp vụ tốt để chất lượng công việc được nâng cao và đạt hiệu quả tốt.

- Số lượng nhân lực được đào tạo về kỹ năng thực hiện công việc và

kỹ năng mềm còn thấp hơn nhiều so với yêu cầu thực tế: Thực tế nguồn

nhân lực được đào tạo về kỹ năng thực hiện công việc (45,71% năm 2020) và được đào tạo kỹ năng mềm (51,43% năm 2020) vẫn còn rất thấp so với nhu cầu thực tế tại Trung tâm. Nguyên nhân chủ yếu là do các khóa học liên quan đến kỹ năng mềm và kỹ năng thực hiện công việc về văn hóa, nghệ thuật còn mở rất hạn chế trên địa bàn tỉnh, các lớp đào tạo như vậy thường được mở ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, gây khó khăn trong việc cử nhân sự đi đào tạo và giải quyết công việc hiện tại của Trung tâm.

- Việc phát triển trình độ Ngoại ngữ khác tiếng Anh chưa được chú

trọng:Tỷ lệ 74,3% người lao động có nhu cầu nâng cao trình độ ngoại ngữ là

tiếng Anh. Trung tâm cần chú trọng đào tạo và bồi dưỡng những ngoại ngữ khác như tiếng Khmer và tiếng Trung, vì đây là những ngôn ngữ cần thiết trong việc giao lưu văn hóa với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam. Trong định hướng phát triển nguồn nhân lực cần quan tâm hơn đến kỹ năng này nhằm giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Kỹ năng nghiên cứu, thể nghiệm và kỹ năng quản lý được đánh giá

ở mức độ đáp ứng chưa đảm bảo: Hai kỹ năng được đánh giá có mức đáp

ứng trung bình là “Kỹ năng nghiên cứu, thể nghiệm” với mức điểm trung bình là 2,71 và “Kỹ năng quản lý” với mức điểm 3,06. Cần có những định hướng phát triển liên quan đến những kỹ năng quan trọng này.

- Kỹ năng mềm liên quan đến làm việc nhóm, ra quyết định và kỹ

năng giải quyết những xung đột: ba kỹ năng có mức đáp ứng tương đối thấp

và cần có những định hướng phát triển trong thời gian tới là “Kỹ năng ra quyết định” được xếp ở mức yếu với số điểm là 2,49. Bên cạnh đó, Kỹ năng làm việc nhóm được đánh giá có mức đáp ứng trung bình với số điểm là 2,77 và Kỹ năng giải quyết xung đột vẫn đáp ứng ở mức trung bình với số điểm 2,49.

- Các động lực làm việc chưa được trú trọng đúng mức: “Cơ hội học

tập, đào tạo và phát triển” với mức điểm 4,14 và xếp ở mức khá cao. Điều này cho thấy, các định hướng phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm cần tập trung vào động lực cho việc học tập, đào tạo và phát triển con người. Chỉ tiêu “Công việc yêu thích” được đánh giá ở mức khá với 4,09 điểm và chỉ tiêu “Có điều kiện phát triển năng lực” cũng được đánh giá ở mức khá với 4,03 điểm. Do đặc thù công việc tại Trung tâm liên quan đến các hoạt động văn hóa và nghệ thuật nên rất cần nguồn nhân lực có năng khiếu và khả năng đáp

ứng các yêu cầu đặc biệt của công việc, nên các động lực liên quan đến điều kiện phát triển năng lực và công việc yêu thích cần được trú trọng trong định hướng phát triển của Trung tâm trong thời gian tới.

- Chỉ tiêu về sự linh hoạt và sáng tạo trong công việc được đánh giá ở

mức thấp: chỉ tiêu “Mức độ đảm bảo thời gian hoàn thành các công việc so

với tiến độ đặt ra” được đánh giá ở mức điểm 3,14 là trung bình. Điều này cho thấy, với số lượng công việc nhiều và bị dồn vào cùng một thời điểm thì các công việc rất khó hoàn thành trong tiến độ đặc ra. Cần có những giải pháp trong việc phân bổ công việc và phân bổ thời gian trong quá trình thực hiện công việc. Hai tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình và cùng mức điểm 2,54 là “Khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh, sự linh hoạt trong công việc” và “Khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề bằng nhiều giải pháp mới trong công việc”. Như vậy, khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc của nguồn nhân lực tại Trung tâm vẫn đảm bảo các yêu cầu đặt ra, tuy nhiên, khả năng sáng tạo, linh hoạt và sử dụng các phương pháp mới trong giải quyết vấn đề còn ở mức chưa cao.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w