Kinh nghiệm phát triển NNL ở các Trung tâm văn hóa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 43 - 44)

6. Bố cục luận văn

1.4.3 Kinh nghiệm phát triển NNL ở các Trung tâm văn hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu, học tập và vận dụng kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực đào tạo sử dụng quản lý và phát triển nguồn nhân lực là một việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tham khảo và lựa chọn cần tiến hành một cách thận trọng và khoa học phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam nói chung và Trung tâm Văn hóa tỉnh Kiên Giang nói riêng.

Trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm về công tác phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời so sánh với thực trạng nguồn nhân lực và đặc điểm của đơn vị, tác giả xin rút ra một số bài học sau:

Một là, Trung tâm phải được tự chủ hoàn toàn trong mọi hoạt động theo đúng pháp luật và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế của mình trên cơ sở những qui định về cơ chế hoạt động của Nhà Nước.

Hai là, Trung tâm phải chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực, đặt con người vào vị trí trung tâm, sử dụng triệt để, phát huy có hiệu quả tiềm năng

con người bằng cách trao cho người lao động quyền tự chủ nhất định và khuyến khích tinh thần sáng tạo của họ. Cần quan tâm phát huy những tiềm năng hiện có và tăng cường năng lực cho đội ngũ “lao động chất xám” của Trung tâm.

Ba là, Trung tâm cần xây dựng cho được một hệ thống quản trị nguồn nhân lực hoạt động thông suốt, khoa học và hiệu quả ở tất cả các cấp quản trị.

Bốn là, có chính sách linh hoạt trong việc tuyển dụng và giữ chân người tài trong các doanh nghiệp, quan tâm đến những quyền lợi về vật chất và tinh thần của người lao động. Trong quản lý, sử dụng nguồn nhân lực phải đề cao được tính nhân đạo, tôn trọng cán bộ, nhân viên, người lao động khích lệ đúng cách, thưởng phạt nghiêm minh, khen thưởng đúng phương pháp, dùng người tài hợp lý, hiệu quả là trên hết, tin tưởng và tạo cơ hội thăng tiến cho mọi người.

Năm là, Trung tâm phải tạo lập, bồi dưỡng và duy trì một đội ngũ cán bộ, nhân viên, người lao động hội đủ các phẩm chất cơ bản là tự tin, năng động, có năng lực học tập và tinh thần đồng đội, tác phong làm việc đúng giờ, khả năng giao tiếp. Thực hiện chính sách nâng cao thể lực và đạo đức người lao động.

Sáu là, phát huy có hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên nhằm tăng cường sự ổn định và phát triển Trung tâm, bởi lẽ đây cũng là một trong những nhân tố hết sức quan trọng góp phần cho sự thành công của việc thực hiện các chiến lược, các chính sách về nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay; đồng thời cũng là đảm bảo những quyền lợi của người lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 43 - 44)