Định hướng phát triển nguồn nhân lực chung của tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 78 - 80)

6. Bố cục luận văn

3.1.1 Định hướng phát triển nguồn nhân lực chung của tỉnh Kiên Giang

Theo đề án Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo, ban hành kèm theo Nghị quyết số 104/2017/NQ- HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang có định hướng: Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được chuẩn hóa về trình độ, tiêu chuẩn, nghiệp vụ. Trên 95% cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; trên 98% cán bộ, công chức, viên chức cấp phòng đều đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Trên 80% cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo tiêu chuẩn trình độ chuyên môn; 100% được bồi dưỡng kiến thức kỹ năng lãnh đạo quản lý.

Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực là: Xây dựng nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang có quy mô, cơ cấu, chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế; nguồn nhân lực qua đào tạo đạt mức khá trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và đạt mức bình quân chung của cả nước. Đào tạo nhân lực có năng lực thực hành tương ứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo, góp phần tăng năng suất lao động. Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trên cả 3 lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật và công nghệ. Quản lý tốt cung/cầu lao động, tạo môi trường, cơ hội việc làm, thăng tiến bình đẳng, thực hiện các chính sách thu hút, giữ chân

nguồn nhân lực có trình độ cao làm việc ở các ngành nghề khó thu hút, ngành là thế mạnh của tỉnh.

Những thành tựu của nhiệm kỳ trước và cả chặng đường 10 năm qua là nguồn vốn quý mà đội ngũ kế nhiệm sẽ phải có trách nhiệm kế thừa, phát huy để sớm đưa Kiên Giang có nền kinh tế khá trong cả nước trong giai đoạn 2021 - 2025. Vì vậy, công tác phát triển nguồn nhân lực luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm nhằm xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trình độ dân trí từng bước được nâng cao, số người có trình độ từ đại học trở lên ngày càng nhiều, nguồn nhân lực xã hội được quan tâm, nâng lên tỷ lệ lao động qua đào tạo và có việc làm đạt trên 87%.

Tỉnh sẽ ban hành nhiều chính sách thu hút lao động chất lượng cao, có trình độ đại học, sau đại học, chuyên môn sâu ở các lĩnh vực quan trọng, mũi nhọn của tỉnh. Đồng thời, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục được đổi mới, tổ chức bộ máy được kiện toàn tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm cấp trung gian; từng bước cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; kỷ luật, kỷ cương hành chính ngày càng được nâng cao. Các cơ chế, chính sách thu hút giảng viên, học sinh, sinh viên.

- Phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm cả về trí lực, thể lực; trong quá trình phát triển gắn kết chặt chẽ giữa các khâu từ nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sức khỏe, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp đến tạo việc làm, quản lý và sử dụng nhân lực. Phát triển nhân lực phải gắn kết với nhu cầu vị trí việc làm và nhu cầu của xã hội.

- Vừa đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có đúng đối tượng, đúng chuyên ngành, theo vị trí việc làm, vừa thu hút, sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo nhưng chưa có việc làm, nhất là ngành hiếm, ngành

nghề là thế mạnh của tỉnh; lựa chọn cán bộ, công chức, người có thực tâm, thực tài vào bộ máy Nhà nước.

- Thực hiện tốt các chính sách giữ chân nhân tài, đầu tư trang thiết bị hiện đại, tạo môi trường bình đẳng, minh bạch, dân chủ, khoa học; tạo điều kiện thuận lợi để nhân tài phát huy hết năng lực sở trường làm việc; gắn khen thưởng và thăng tiến kịp thời.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, liên kết đào tạo trong và ngoài nước. Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch, nhu cầu sử dụng, đúng chuyên ngành của người được đào tạo; đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao làm khâu đột phá trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nhà.

- Phải làm tốt công tác dự báo, phân luồng định hướng nghề nghiệp, tư vấn và giải quyết việc làm sau đào tạo.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w