Thực trạng về Nguồn nhân lực tại Trung tâm

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 50 - 58)

6. Bố cục luận văn

2.1.4 Thực trạng về Nguồn nhân lực tại Trung tâm

2.1.4.1 Thông tin chung về Giới tính

Hiện tại, Trung tâm có tỷ lệ người lao động giới tính nam chiếm 48,6% và nữ chiếm 51,4%. Cơ cấu lao động đang làm việc tại Trung tâm văn hóa tỉnh Kiên Giang có tỷ lệ lao động giữa nam và nữ không có sự chênh lệch, cho thấy cơ cấu lao động có sự phân hóa đồng đều về giới tính, đảm bảo đáp ứng được các công việc tại Trung tâm.

48.60% 51.40%

Nam Nữ

(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)

2.1.4.2 Tình trạng hôn nhân

Dựa trên kết quả khảo sát thực tế tất cả các nhân sự tại Trung tâm, tình trạng hôn nhân của người lao động tại Trung tâm chủ yếu là nhân sự đã lập gia đình và đã có con (chiếm tỷ lệ 62,9%), lao động trong tình trạng độc thân (chiếm 20%) và tỷ lệ lao động đã lập gia đình và chưa có con (chiếm 17,1%). Cơ cấu về tình trạng hôn nhân của người lao động ảnh hưởng tới chi tiêu, động lực làm việc và định hướng phát triển trong tương lai của người lao động. Tỷ lệ lao động đã lập gia đình, có con và cuộc sống ổn định góp phần giảm thiểu sự thay đổi trong cơ cấu nhân sự của Trung tâm.

20.00%

17.10% 62.90%

Độc thân Lập gia đình, chưa có con Lập gia đình, đã có con

(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)

Hình 2.2: Tình trạng hôn nhân của nhân sự tại Trung tâm

2.1.4.3 Độ tuổi, thâm niên làm việc và khả năng đáp ứng công việc

Về độ tuổi: theo kết quả khảo sát, độ tuổi trung bình của nhân sự đang làm việc tại trung tâm là khoảng 37 tuổi. Sự giao động giữa các độ tuổi rất lớn, độ tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi và lớn nhất là 59 tuổi, nhân sự giữ vai trò quản lý thường có độ tuổi tương đối cao, nhân sự đảm nhiệm vai trò diễn viên hay bộ phận kỹ thuật thường có độ tuổi thấp. Độ tuổi ảnh hưởng lớn đến nhu cầu

đào tạo và bồi dưỡng, động lực làm việc và khả năng giải quyết trong công việc. Độ tuổi trung bình của nhân sự tại Trung tâm tương đối cao, cần có những chính sách phát triển và tạo động lực phù hợp nhằm giúp Trung tâm có được đội ngũ nhân sự chất lượng ngày càng đáp ứng được yêu cầu.

Bảng 2.1: Độ tuổi, nhân khẩu và số năm làm việc tại Trung tâm

Nội dung Giá trị

nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ tuổi (tuổi) 20 59 36,74

Số nhân khẩu trong gia đình (người) 2 5 3,74

Số năm làm việc tại Trung tâm (năm) 1 37 12,83

(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)

Số nhân khẩu trong gia đình: Theo số liệu khảo sát, số nhân khẩu trung bình của người lao động đang làm việc tại Trung tâm là 4 người. Các đáp viên tham gia trả lời khảo sát thường có gia đình gồm 2 thế hệ là cha mẹ và 1 đến 2 con. Số người phụ thuộc trong gia đình ít sẽ làm cho người lao động bớt những áp lực từ người phụ thuộc, có định hướng phát triển và động lực làm việc tốt hơn.

Số năm làm việc tại Trung tâm: Theo số liệu khảo sát, số năm làm việc trung bình của người lao động tại Trung tâm là gần 13 năm. Trong đó, số năm làm việc cao nhất lên đến 37 năm và số năm làm việc thấp nhất là 1 năm. Số năm làm việc thường được gọi là thâm niên, số năm làm việc thể hiện được sự gắn bó và mức độ trung thành đối với công việc. Số năm làm việc trung bình 13 năm là ở mức cao, cho thấy sự trung thành trong công việc và điều này giúp cho những định hướng phát triển nguồn nhân lực trở nên ổn định hơn. Số năm làm việc và độ tuổi của một số người lao động tại Trung tâm đang ở mức rất cao, thời gian tới sẽ có nhân sự về hưu và phải thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân sự sao cho đáp ứng yêu cầu của công việc.

Theo kết quả khảo sát thực tế tổng số nhân sự đang làm việc tại Trung tâm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân sự đang làm việc tại Trung tâm có rất nhiều sự khác biệt. Tỷ lệ người lao động chưa có trình độ chuyên môn và tốt nghiệp Trung học phổ thông chiếm 11,40%, chủ yếu là các diễn viên vừa học vừa làm và bộ phận hỗ trợ. Lao động có trình độ Trung cấp chiếm 25,7%, chủ yêu thuộc các ngành như trung cấp Quản lý văn hóa, kế toàn và ngành diễn viên. Trình độ cao đẳng chiếm tỷ trọng 20% chủ yếu thuộc các nhóm ngành Cao đẳng ngành diễn viên, luật, kế toán và kỹ thuật điện. Trình độ chiếm tỷ trọng cao nhất là Đại học với 37,1%, tập trung chủ yếu vào các ngành Đại học Quản lý văn hóa, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Công nghệ thông tin...nhằm đáp ứng đa dạng các yêu cầu công việc tại Trung tâm. Trình độ sau đại học (chủ yếu là Thạc sỹ) chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,7%, chủ yếu là ngành Luật và thạc sỹ ngành Hành chính công. Tỷ lệ sau đại học thấp sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng những yêu cầu cao hơn của công việc.

11.41%

25.73%

20.02% 37.14%

5.71%

Trung học phổ thông Trung cấp Cao đẳng

Đại học Sau đại học

(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)

2.1.4.5 Trình độ Tin học

Theo kết quả khảo sát tất cả nhân sự đang làm việc tại Trung tâm, trình độ tin học chiếm tỷ lệ cao nhất tại Trung tâm là Tin học trình độ B chiếm 48,6%, cho thấy khả năng đáp ứng về công nghệ thông tin tại Trung tâm rất tốt. Bên cạnh đó, tỷ lệ người lao động có chứng chỉ tin học trình độ A chiếm tỷ trọng cao tiếp theo 25,7%. Người lao động có trình độ tin học C chiếm tỷ trọng cũng rất cao là 22,9% và chuyên ngành công nghệ thông tin chiếm 2,9%. Do đặc thù làm việc tại Trung tâm rất cần những công việc liên quan đến tin học và công nghệ thông tin, nên mức độ đáp ứng về khả năng sử dụng công nghệ thông tin của Trung tâm rất cao, đặc biệt là tỷ lệ đạt chứng chỉ C rất vượt bậc. Trong định hướng phát triển nguồn nhân lực thì khả năng đáp ứng về trình độ tin học của Trung tâm rất tốt, nên chính sách sẽ chú trọng phát huy năng lực này.

25.67%

48.55% 22.88% 2.90%

Trình độ A Trình độ B

Trình độ C Cao đẳng, đại học chuyên ngành

Hình 2.4: Trình độ Tin học của nhân sự tại Trung tâm

2.1.4.6 Trình độ Ngoại ngữ

Theo kết quả khảo sát tất cả nhân sự đang làm việc tại Trung tâm, tỷ lệ người lao động có Anh văn trình độ A chiếm 40%. Tuy nhiên, chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là Chưa có chứng chỉ, bằng cấp liên quan đến Ngoại ngữ chiếm 22,9%. Đây là nguồn rất quan trọng cần được quan tâm đào tạo và bồi dưỡng nhằm giúp cho định hướng phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, tỷ lệ người lao động đạt trình độ B và trình độ C Ngoại ngữ chiếm tỷ trọng khá cao, lần lược là 20% và 17,1%. Ngoài ngoại ngữ là tiếng Anh thì Trung tâm cần chú trọng đào tạo và bồi dưỡng những ngoại ngữ khác như tiếng Khmer và tiếng Trung, vì đây là những ngôn ngữ cần thiết trong việc giao lưu văn hóa với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam.

22.90%

40.00% 20.00%

17.10%

Không có chứng chỉ, bằng cấp liên quan Trình độ A

(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)

Hình 2.5: Trình độ Ngoại ngữ của nhân sự tại Trung tâm

2.1.4.7 Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước

Theo kết quả khảo sát tất cả nhân sự đang làm việc tại Trung tâm, có 65,7% người lao động tại Trung tâm chưa được đào tạo và bồi dưỡng tập trung về kiến thức Quản lý nhà nước, chủ yếu là các diễn viên hay các nhóm người lao động mới vào làm việc tại Trung tâm. Bên cạnh đó, có 17,1% người lao động được bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và 17,1% được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm, ngoài kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thì kiến thức Quản lý nhà nước cũng cần được trú trọng phát triển trong thời gian tới.

65.77% 17.12%

17.12%

Chưa được đào tạo bồi dưỡng Bồi dưỡng QLNN ngạch Chuyên viên Bồi dưỡng QLNN ngạch Chuyên viên chính

(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)

2.1.4.8 Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức Lý luận chính trị

Theo kết quả khảo sát tất cả nhân sự đang làm việc tại Trung tâm, chiếm tỷ trọng cao nhất là người lao động được đào tạo trình độ Sơ cấp Lý luận chính trị chiếm 54,3%. Bên cạnh đó, tỷ trọng chiếm khá lớn là người lao động tại Trung tâm chưa được đào tạo và bồi dưỡng tập trung về kiến thức Lý luận chính trị, chủ yếu là các diễn viên hay các nhóm người lao động mới vào làm việc tại Trung tâm. Bên cạnh đó, có 5,7% người lao động được bồi dưỡng Lý luận chính trị trình độ Trung cấp và 5,7% được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức Lý luận chính trị trình độ Cao cấp. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm, ngoài kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thì việc bồi dưỡng về Lý luận chính trị cũng cần được trú trọng phát triển trong thời gian tới.

34.30%

54.30% 5.70%

5.70%

Chưa được đào tạo, bồi dưỡng LLCT Sơ cấp LLCT

Trung cấp LLCT Cao cấp LLCT

(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm văn HOÁ TỈNH KIÊN GIANG (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w