Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN VINACONEX 25 (Trang 91 - 94)

- Tổ chức bộ máy kế toán

3.2.4. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán

Hoàn thiện tổ chức báo cáo tài chính:

Các thông tin trên báo cáo tài chính cần hoàn thiện theo hướng sau:

- Đối với các thông tin phản ánh trên BCĐKT cần có các thông tin về giá trị lợi thế thương mại đem lại do vị trí, địa điểm kinh doanh, giá trị quyền sử dụng đất và một số giá trị TSCĐ vô hình khác. Vì vậy, cần hoàn thiện cơ chế tính trích khấu hao TSCĐ và vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp.

Các khoản phải thu cần phản ánh riêng phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn.

- Đối với các thông tin phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, để phù hợp giữa chế độ kế toán với các qui định của Luật thuế thì cần thiết phải bổ sung các chỉ tiêu: Các khoản điều chỉnh lãi/lỗ trước thuế và tổng thu nhập chịu thuế, chỉ tiêu cổ tức trên mỗi cổ phiếu như “lãi cơ bản trên cổ

phiếu” và “lãi suy giảm trên cổ phiếu”.

Hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị:

Hệ thống báo cáo quản trị là tài liệu rất quan trọng và cần thiết, nó trực tiếp phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Do đó, Công ty cần phải xây dựng

hệ thống báo cáo quản trị dựa trên tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hoạt động của Công ty trong lĩnh vực xây lắp, với đặc thù sản phẩm mang tính đơn chiếc, giá trị lớn và thời gian thi công dài nên đặt ra yêu cầu trước khi thực hiện thi công, xây lắp cần phải có dự toán. Dự toán biểu thị giá trị xây dựng công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được xác định trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Việc tập hợp chi phí thực phát sinh, đối chiếu với dự toán là một công việc thường xuyên và cần thiết của kế toán để kiểm tra chi phí phát sinh đó có phù hợp với dự toán hay không cũng như để kiểm tra tính hiệu quả trong việc quản trị chi phí. Công ty thực hiện thi công nhiều công trình ở nhiều địa điểm khác nhau thường có nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc như các đội thi công, được giao một phần hoặc toàn bộ công trình của Công ty nhận từ chủ đầu tư. Yêu cầu công tác kế toán trong trường hợp này là cung cấp các thông tin quản trị về tình hình tiền chủ đầu tư chuyển về, tiền các đơn vị phụ thuộc được tạm ứng, tiền lãi tính cho các đơn vị phụ thuộc này.

Vì vậy, Công ty cần hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị theo hướng thiết lập một sổ báo cáo chính như Báo cáo quản trị chi phí sản xuất, báo cáo quản trị chi phí sản xuất chung, báo cáo quản trị giá thành, quản trị tài sản, quản trị nguồn vốn, quản trị doanh thu, quản trị kết quả kinh doanh, xây dựng qui trình kiểm soát chi phí,...

Trên cơ sở phân tích yêu cầu quản trị đối với từng đối tượng quản trị, tác giả đưa ra hệ thống chỉ tiêu theo đối tượng quản trị cụ thể như sau:

Đối với quản trị tài sản: Tài sản của Công ty gồm tài sản dài hạn và tài sản

ngắn hạn, do đó các chỉ tiêu cần hoàn thiện trong quản trị tài sản là: Hiệu quả sử dụng TSCĐ; Doanh thu thuần trên nguyên giá TSCĐ và lợi nhuận thuần trên nguyên giá TSCĐ. Các chỉ tiêu quản trị tài sản ngắn hạn gồm các chỉ tiêu quản trị các khoản phải thu như hệ số thu nợ khách hàng được chia thành chỉ tiêu hệ số nợ phải thu ngắn hạn và hệ số nợ phải thu dài hạn.

Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ Lợi nhuận thuần Hiệu quả sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ

Tiền và tương đương tiền Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ phải trả Số nợ ngắn hạn đã thu Hệ số phải thu ngắn hạn =

Số nợ phải thu ngắn hạn Số nợ dài hạn đã thu Hệ số nợ phải thu dài hạn =

Số nợ phải thu dài hạn Giá trị NVL, HH tồn kho Mức đảm bảo NVL, HH =

Cho sản xuất kế hoạch Tổng giá trị hàng tồn kho

- Đối với quản trị nguồn vốn: Các chỉ tiêu quản trị nguồn vốn gồm các chỉ

tiêu nợ phải trả được chi ra chỉ tiêu hệ số nợ ngắn hạn phải trả và chỉ tiêu hệ số nợ dài hạn phải trả; tỷ trọng từng nguồn vốn trên tổng nguồn vốn của Công ty

Số nợ ngắn hạn đã trả Hệ số nợ phải trả ngắn hạn =

Số nợ ngắn hạn phải trả Số nợ dài hạn đã trả

Hệ số nợ phải trả dài hạn =

Số nợ phải trả dài hạn

Số tiền theo từng nguồn vốn Tỷ trọng từng nguồn vốn =

Tổng nguồn vốn

- Đối với quản trị chi phí: Hoàn thiện các chỉ tiêu chi phí như: Tỷ suất chi

phí NVLTT, Tỷ suất chi phí NCTT; Tỷ suất chi phí SXC và chỉ tiêu Tỷ suất chi phí QLDN. Số tiền chi phí NVLTT Tỷ suất chi phí NVLTT = Giá thành sản phẩm Số tiền chi phí NCTT Tỷ suất chi phí NCTT = Giá thành sản phẩm Số tiền chi phí SXC Tỷ suất chi phí SXC = Giá thành sản phẩm Số tiền chi phí QLDN Tỷ suất chi phí QLDN = Giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN VINACONEX 25 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w