Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN VINACONEX 25 (Trang 99 - 100)

- Tổ chức bộ máy kế toán

3.2.6. Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán

Kiểm tra kế toán là một trong những vấn đề rất quan trọng để đảm bảo cho công tác kế toán tại Công ty đi vào nề nếp, thực hiện đúng chế độ tài chính, phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh kịp thời những sai xót, những hành vi tiêu cực trong quản lý tài chính. Do vậy, Công ty phải tổ chức công tác kiểm tra kế toán thường niên một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của từng thời điểm.

Về công tác kiểm tra kế toán:

Thứ nhất, Công ty cần tăng cường công tác kiểm tra từ xa. Việc kiểm soát từ xa là hình thức kiểm tra của cán bộ kiểm tra đối với đối tượng được kiểm tra dưới các hình thức là các biên bản, báo cáo, các thông tin hoạt động được cung cấp từ chính các đối tượng được kiểm tra đó.

Bên cạnh đó Công ty cũng nên áp dụng kiểm tra đột xuất, về mặt bản chất, kiểm tra đột xuất không phải là kiểm tra định kỳ nhưng có thể kiểm tra tại chỗ hoặc kiểm soát từ xa. Đặc điểm của công tác kiểm tra đột xuất là bí mật hơn kiểm tra định kỳ (vì về mặt thời gian và đối tượng kiểm tra không được biết), do vậy những thông tin cũng sẽ chính xác, khách quan hơn. Vì vậy hoạt động này cần phải tăng cường hơn nhằm phát hiện ngăn ngừa các sai phạm của cán bộ cũng như những sai phạm trong giao dịch giữa Công ty với khách hàng để có biện pháp quản lý đúng đắn.

Thứ hai, Công ty nên thành lập một bộ phận kiểm toán nội bộ để có thể chủ động kiểm toán công tác kế toán tại công ty, Ban quản lý dự án, các đội xây dựng nhằm tránh tình trạng sai sót nhầm lẫn hay cố tình sai sót. Mục đích của kiểm toán nội bộ là phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, chứ không phải

là đối tác bên ngoài. Kiểm toán nội bộ không chỉ đánh giá được yếu kém của hệ thống quản lý mà còn đánh giá các rủi ro bên trong và bên ngoài công ty. Thông qua công cụ này, Ban giám đốc và Hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh, đồng thời ngày càng gia tăng niềm tin của các cổ đông, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về hệ thống quản trị.

Bộ phận kiểm toán nội bộ phải được xây dựng đảm bảo tính độc lập cho kiểm toán viên. Lãnh đạo phải trao cho kiểm toán viên một quyền hạn đủ rộng, các khía cạnh cần kiểm tra phải được thực hiện triệt để để đảm bảo các nguyên tắc nghề nghiệp cũng được thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó kiểm toán viên phải là người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao, phải hoạt động thực sự nghiêm túc, tạo sự tin tưởng nơi lãnh đạo, các phòng ban để tạo ra sức nặng trong tiếng nói của kiểm toán viên.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN VINACONEX 25 (Trang 99 - 100)