Phương pháp đánh giá từ phía cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động truyền thông PR của công ty cổ phần ô tô trường hải đối với dòng xe peugeot chi nhánh peugeot thanh xuân hà nội (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.4.2 Phương pháp đánh giá từ phía cầu

Phương pháp đánh giá từ phía cầu là tập trung nhận xét ý kiến ghi nhận từ phía khách hàng. Phương pháp này nhằm xác định sự tác động của hoạt động PR đối với cấu trúc nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Vì vậy doanh nghiệp theo dõi và điều tra khách hàng để có thể biết được các hoạt động PR có khả năng tác động như thế nào đến nhận thức, thái độ, doanh thu bán hàng.

Sau mỗi hoạt động PR, doanh nghiệp có thể điều tra khách hàng để đánh giá về mức độ gợi nhớ và ấn tượng về các hoạt động cũng như thái độ với doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đó.

Mơ hình đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông PR: đo lường hiệu quả làm thay đổi đến nhận thức, thái độ và hành vi của cơng chúng.

Hình 1.1: Đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông

SVTH: Nguyễn Tiến Thành – K50 TMĐT 17 Đo lường nhận thức của công chúng: điều tra sự chú ý của công chúng tới thông điệp, sự hiểu biết của họ về thông điệp, độ nhớ của họ về thông điệp.

Đo lường thái độ của công chúng: điều tra ý kiến của công chúng trước, trong và sau một chiến dịch PR hay một chương trình, sự kiện cụ thể.

Đo lường hành vi của công chúng: điều tra những hành vi công chúng thực hiện sau chiến dịch PR. Với doanh nghiệp, sự thay đổi hành vi cơng chúng có thể là mua hàng hóa và dẫn tới doanh thu tăng, doanh số sẽ là thông tin cho thấy hành vi cơng chúng có thay đổi hay khơng.

Dựa vào mơ hình, người nghiên cứu tiến hành lập phiếu khảo sát, phân tích đánh giá của khách hàng về hoạt động truyền thông PR qua các chỉ tiêu sau:

* Khách hàng đánh giá như thế nào về:

- Khâu tổ chức: Quy mô, tần suất xuất hiện thơng tin, số lượng các hoạt động, tính liên tục của các hoạt động.

- Nội dung của các hoạt động:

+ Thông điệp của các hoạt động có được truyền tải rõ ràng hay khơng? + Nội dung thơng điệp có gây được ấn tượng và phù hợp với hoạt động hay khơng?

+ Hình ảnh cơng ty có được thể hiện rõ trong các hoạt động hay không? - Đối tượng hướng tới của các hoạt động:

+ Có đa dạng khơng. + Có phù hợp khơng?

- Tính chất của các hoạt động truyền thơng PR: + Có hấp dẫn khơng?

+ Có thiết thực khơng? + Có tính cộng đồngkhơng? + Có sức lan tỏa khơng?

* Thái độ của khách hàng đối với các hoạt động truyền thông PR đã triển khai như thế nào?

- Khách hàng có quan tâm, ủng hộ và tham gia các hoạt động không?

* Tác động của các hoạt động truyền thông PR đến khách hàng:

+ Khách hàng có tăng thêm hiểu biết về công ty và các sản phẩm của công ty khơng?

+ Có nhớ những thơng điệp đó khơng?

+ Thái độ tiêu dùng và mức độ tiêu dùng trong việc tiêu dùng sản phẩm có chuyển biến tích cực khơng?

+ Khách hàng có giới thiệu sản phẩm của cơng ty với người khác không? Một số phương pháp đánh giá các hoạt động PR như:

* Đánh giá theo chỉ số KPI: KPI chỉ số đo lường hiệu suất, hiệu quả, chất lượng thực hiện cơng việc của mỗi cá nhân hoặc của tồn doanh nghiệp.

KPIs là viết tắt của từ Key Performance indicators – Chỉ số đánh giá thực hiện công việc. KPIs sẽ giúp chúng ta hiểu rõ một công ty, một đơn vị kinh doanh hay một cá nhân đang thực hiện công việc tốt đến đâu so với các mục tiêu chiến lược đã đề ra.

Các chỉ số KPIs thường gặp trong các hoạt động truyền thông PR cho các sự kiện là:

- Số người tiếp cận

- Số người quan tâm đến sự kiện - Số người sẽ tham gia sự kiện

- Số lượng khách được mời sẽ tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động truyền thông PR của công ty cổ phần ô tô trường hải đối với dòng xe peugeot chi nhánh peugeot thanh xuân hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)