Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ tôn tại công ty trách nhiệm hữu hạn nguyễn danh trên địa bàn thừa thiên huế (Trang 39 - 41)

5. Quy trình nghiên cứu

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Để công ty có thể tồn tại, phát triển và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách có hiệu quả thì trước hết cần có bộ máy tổ chức quản lý tối ưu.

Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, là người đại diện cho công ty tham gia kí kết các hợp đồng kinh tế, quyết định cách thức tổ chức kinh doanh của công ty.

Phó giám đốc: Tham mưu cho giám đốc, được ủy quyền trực tiếp điều hành các công việc theo quy định và báo cáo cho giám đốc về việc thực hiện các công việc đó. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÂN XƯỞNG 1 PHÂN XƯỞNG 2 TỔ SẢN XUẤT 1 TỔ SẢN XUẤT 2 TỔ SẢN XUẤT 3

P. KINH DOANH P. KỶ THUẬT P. TÀI CHÍNH KẾ

TOÁN

Phòng kinh doanh: Có chức năng phối hợp với các đơn vị của công ty để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện các công việc về thương mại, nghiên cứu thị trường, thực hiện các công việc kinh doanh khác để sinh lợi và thực hiện dịch vụ sau bán hàng đồng thời đề ra các chiến lược về kinh doanh cho công ty.

Phòng tài chính kế toán: Có chức năng quản lý theo dõi việc biến động của vốn kinh doanh trong công ty, lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính cho đơn vị và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã được phê chuẩn. Tổng hợp, phân tích số liệu tài chính, kế toán (tháng, quý, năm...) và đề xuất các giải pháp thực hiện cho ban giám đốc công ty trong công việc điều hành, chỉ đạo, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí đúng nội dung, tiến độ, quy định trên cơ sở đó giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện hạch toán kế toán quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, đồng thời phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của ban giám đốc và theo điều lệ của tổng công ty.

Phòng kỹ thuật: Xây dựng, quản lý và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất, đề xuất phát triển cơ cấu mặt hàng. Tham mưu cho công tác quản lý kỹ thuật và công nghệ sản xuất.

Phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ tổ chức sản xuất và phải đảm bảo về sản lượng mặt hàng cũng như chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra. Bên cạnh đó, có trách nhiệm quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động sản xuất, các thành phẩm chứa nhập kho và phải thực hiện giữ bí mật về công nghệ, số liệu, chủng loại sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Tổ sản xuất: Mỗi tổ chịu trách nhiệm ở một giai đoạn của quá trình sản xuất. Phụ trách các bộ phận này là các quản đốc, chuyên kiểm tra giám sát tiến trình thực hiện của tổ thống kê phân xưởng. Có nhiệm vụ gia công sản phẩm theo công nghệ và quy trình đã được đặt ra.

Các phòng ban trong tổ chức có mối quan hệ chức năng với nhau, điều này đã được thể hiện qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty, theo đó các phòng ban Trường Đại học Kinh tế Huế

ngoài việc thực thi các nhiệm vụ riêng mà mình phụ trách còn phải phối hợp với nhau cùng thực hiện các mục tiêu chung mà ban lãnh đạo công ty đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ tôn tại công ty trách nhiệm hữu hạn nguyễn danh trên địa bàn thừa thiên huế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)