Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ tôn tại công ty trách nhiệm hữu hạn nguyễn danh trên địa bàn thừa thiên huế (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0,5 trở lên (Othman & Owen, 2000), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig < 0,05, các biến có hệ số truyền tải (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Điểm dừng Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).

Bảng 2- 17: Kiểm định KMO và Bartlett’ test cho nhóm biến độc lập

Hệ số KMO .688

Kiểm định Bartlett’ Test

Khi bình phương (Chi-Square) 1029.886

Độ lệch chuẩn (df) 276

Mức ý nghĩa (Sig.) .000

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS)

Bảng 2- 18: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho nhóm biến độc lập

Biến quan sát Nhân tố (Factor)

1 2 3 4 5 CLSP1 .711 CLSP2 .767 CLSP3 .772 CLSP4 .723 CLSP5 .713 GCSP1 .743 GCSP2 .709 GCSP3 .826 GCSP4 .723 PTTT1 .694 PTTT2 .806 PTTT3 .822 PTTT4 .651 PTTT5 .841 CLNV1 .593 CLNV2 .824 CLNV3 .775 CLNV4 .772 CLNV5 .610 HDXT1 .744 HDXT2 .622 HDXT3 .813 HDXT4 .588 HDXT5 .778 Giá trị Eigenvalue 3.326 2.920 2.774 2.620 2.125 Mức độ giải thích của các nhân tố(%) 13.858 12.165 11.558 10.915 8.855

Lũy kế(%) 13.858 26.023 37.581 48.496 57.351

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS)

Tổng phương sai trích = 57,351 cho biết 5 nhân tố này giải thích được 57,351% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO= 0,688 >0,5 và kiểm định Bartlett’ Test có mức ý nghĩa Sig=0,000 thỏa mãn các yêu cầu của phân tích nhân tố.

Đặt tên và giải thích nhân tố

Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số truyền tải lớn nằm trong cùng một nhân tố. Do đó nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó.

- Nhân tố thứ nhất gồm tập hợp các biến Mẫu mã sản phẩm đa dạng và phong phú về chủng loại; Sản phẩm có độ cứng và sức chịu đựng cao với mọi điều kiện thời tiết; Màu sắc sản phầm đa dạng và có độ bền bám màu theo thời gian; Kích thước sản phẩm có sự đồng bộ về kích cỡ và phù hợp với nhiều mục đích khác nhau; Chất lượng sản phẩm đáp ứng kỳ vọng và mong muốn của khách hàng. Ta đặt tên nhân tố này là “MẪU MÃ VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM”

- Nhân tố thứ hai gồm tập hợp các biến Giá cả đáp ứng được kỳ vọng về sản phẩm của khách hàng; Giá cả thay đổi linh hoạt theo sự biến đổi của thị trường; Giá bán hiện tại có thể cạnh tranh với cơng ty khác; Giá cả sản phẩm có sự phân biệt rõ ràng theo từng chủng loại. Đặt tên nhân tố này là “GIÁ CẢ SẢN PHẨM”

- Nhân tố thứ ba bao gồm tập hợp các biến Công ty thu nhận và giải quyết đơn hàng chính xác cho khách hàng; Cơng ty có phương tiện vận tải hỗ trợ việc vận chuyển cho khách hàng; Giao hàng đúng hẹn và nhanh chóng cho khách hàng; Thanh tốn bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản nếu đơn hàng số lượng lớn tạo sự linh hoạt; Thanh tốn hồn tồn tiền hàng khi giao tận tay khách hàng tạo sự thuận tiện và uy tín. Đặt tên nhân tố này là “PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN”

- Nhân tố thứ tư gồm tập hợp các biến Nhân viên bán hàng có thái độ vui vẻ, nhiệt tình và chu đáo; Nhân viên trả lời nhanh chóng những thắc mắc của khách hàng; Khi khách hàng gặp vấn đề, nhân viên bán hàng sẵn sàng giải quyết; Nhân viên bán hàng sẵn sàng nhận trả lại hoặc đổi hàng nếu khách hàng có yêu cầu; Đội ngũ nhân viên bán Trường Đại học Kinh tế Huế

hàng có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực kinh doanh này. Đặt tên nhân tố này là ‘CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN”

- Nhân tố thứ năm bao gồm tập hợp các biến Thường xun có các chương trình ưu đãi, khuyến mãi vào các dịp trong năm; Có những ưu đãi khuyến mãi riêng cho những khách hàng mới lần đầu sử dụng sản phẩm của công ty; Thông tin ưu đãi, khuyến mãi được công bố rộng rãi đến khách hàng; Các chương trình hỗ trợ bán hàng và xúc tiến bán hàng là kịp thời và thuận tiện; Có các chương trình tặng quà, tri ân những khách hàng quen thuộc. đặt tên nhân tố này là “HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN”

Bảng 2- 19: Kết quả phân tích biến phụ thuộc “Đánh giá hiệu quả tiêu thụ tơn”

Tiêu chí Hệ số tải Hệ số factor Giá trị Eigenvalue Mức độ giải thích(%) Lũy kế(%) SHL1 .882 .778 1.906 63.529 63.529 SHL2 .581 .338 SHL3 .889 .790

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS)

Bảng 2- 20: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test cho biến “Đánh giá hiệu quảtiêu thụ tôn” tiêu thụ tôn”

Hệ số KMO .577

Kiểm định Bartlett

Khi bình phương (Chi-Square) 103.409

Độ lệch chuẩn (df) 3

Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS)

Như ta thấy trên, kết quả đánh giá độ tin cậy của nhân tố “Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm” cho hệ số tải của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Hệ số KMO= 0,557 >0,5 và kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig=0,000 thỏa mãn các yêu cầu để tiến hành phân tích nhân tố EFA.

Do đó, thang đo “Đánh giá hiệu quả tiêu thụ tôn” cũng đảm bảo độ tin cậy để thực hiện các kiểm định tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ tôn tại công ty trách nhiệm hữu hạn nguyễn danh trên địa bàn thừa thiên huế (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)