Bài học kinh nghiệm 32

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 37 - 38)

II. HIỆN TRẠNG PHÂN NGÀNH DẦU KHÍ

3. Bài học kinh nghiệm 32

- Đối với ngành dầu khí, hơn 50 năm qua cũng như trong giai đoạn năm 2016-2020 thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW đã chứng minh rằng tầm nhìn chiến lược đúng đắn, đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế trong nước và hoàn cảnh quốc tế là yếu tố quyết định để nắm bắt các cơ hội, phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hoạt động dầu khí trong nước. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị đã định hướng chiến lược phát triển cho ngành dầu khí đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

- Dầu khí là tài ngun khơng tái tạo, do đó phải tổ chức khai thác, chế biến và sử dụng hiệu quả, lâu dài nguồn tài nguyên trong nước, đồng thời triển khai tốt công tác quản trị thực hiện quy hoạch (thường xuyên cập nhật dự báo trữ lượng, sản lượng, thị trường, bối cảnh trong và ngoài nước để kịp thời điều chỉnh kế hoạch và giải pháp; rõ ràng hơn trong tổ chức thực hiện). Thăm dò gắn liền với phát triển khai thác trên cơ sở hạ tầng sẵn có/lân cận, thị trường tiêu thụ khí; tăng cường sử dụng khí cho các mục đích khác ngồi phát điện, đặc biệt nguyên liệu cho hoá dầu, để tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên khí thiên nhiên và giảm phát thải khí nhà kính; hình thành các trung tâm năng lượng tích hợp khí/LNG-điện-lọc-hóa dầu lớn có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực.

- Tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm: tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí, cơng nghiệp khí, cơng nghiệp điện, chế biến dầu khí, dịch vụ dầu khí theo chỉ đạo của Chính phủ.

- Nguồn nhân lực phải được đào tạo toàn diện, nhất là về trình độ chun mơn nghiệp vụ, quản lý, khoa học cơng nghệ, tay nghề. Tập thể lãnh đạo phải có trình độ chun mơn, kỹ năng quản lý; có tinh thần đoàn kết, thống nhất, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật; chủ động, linh hoạt trong điều hành vì mục tiêu phát triển bền vững ngành dầu khí.

- Ngành dầu khí là sự nghiệp của cả nước và vì cả nước, có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ, hợp tác với các ngành, các địa phương cùng phát triển vì sự nghiệp chung. Bên cạnh đó cần tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo ngành dầu khí phát triển đúng chiến lược đã được Bộ Chính trị định hướng.

- Ngành dầu khí cần tiếp tục được tập trung, tăng cường nguồn lực; ban hành các chính sách đặc thù để tạo điều kiện cho ngành dầu khí phát triển bền vững; hồn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật cho giai đoạn đầu tư và vận hành dự án rõ ràng, cụ thể theo thơng lệ quốc tế; thường xun so sánh chính sách thu hút đầu tư với các nước trong khu vực và hiệu chỉnh phù hợp để đảm bảo khả năng thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn.

- Để thích ứng với xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra hiện nay và hướng tới phát triển năng lượng bền vững, giảm phát thải khí nhà kính thì việc phát triển các dự án năng lượng xanh sạch (như điện gió ngồi khơi) trên cơ sở tận dụng được các nguồn lực sẵn có của ngành dầu khí là cần thiết để đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển ngành năng lượng quốc gia.

(Chi tiết hiện trạng phân ngành dầu khí tại Phụ lục 2 kèm theo)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w