Giải pháp thực hiện để đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 121 - 123)

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 10

6. Giải pháp thực hiện để đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào

vào năm 2050

Ngoài các giải pháp chung để thực hiện được Chiến lược năng lượng nêu trên, để đảm bảo đạt được mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050 theo Thông điệp của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 vừa diễn ra ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Giải pháp giảm phát thải CO2 vào khí quyển:

+ Từng bước hạn chế xây dựng các nhà máy điện nhiệt điện than; phát triển với tỷ trọng hợp lý các nhà máy nhiệt điện khí có hiệu suất cao, tính linh hoạt cao; xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than hiện có.

+ Tăng tỷ trọng các loại hình điện năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ngồi khơi, thuỷ điện, năng lượng thuỷ triều,..); tận dụng các nguồn phát điện sạch (điện sinh khối, điện rác, nhiên liệu sinh học) bổ sung vào hệ thống phụ tải quốc gia.

+ Phát triển nhiên liệu hydrogen và các nhiên liệu nguồn gốc hydrogen, gồm: nhiên liệu hydrogen (điện phân từ nguồn điện NLTT); nhiên liệu dựa trên nguồn hydrogen như amonia (NH3) hoặc nhiên liệu tổng hợp,...; Thúc đẩy sử dụng nhiên liệu phát thải thấp nguồn gốc từ hydrogen trong các nghành công nghiệp nặng, tiêu thụ nhiều nhiên liệu (thép, xi măng và hóa chất). Trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng những tổ hợp công nghiệp phù hợp, gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, sử dụng và vận chuyển nhiên liệu hiệu quả, giảm thiểu chi phí hợp lý.

+ Tiếp tục nghiên cứu phát triển điện hạt nhân thay thế nguồn điện sử dụng nguyên liệu hố thạch (than, dầu, khí) đảm bảo nhu cầu tiêu thụ điện và an ninh năng lượng.

+ Giải pháp lưu trữ năng lượng: thủy điện tích năng; pin tích năng quy mơ lớn; pin nhiên liệu phương tiện giao thông vận tải nhằm thay thế các phương tiện truyền thống sử dụng dầu mỏ, khí đốt (phát thải CO2).

+ Làm giảm lượng CO2 trong khí quyển xuống mức phù hợp bằng việc tăng cường hấp thụ CO2 và lưu trữ trong các sinh khối rừng trồng và rừng tự nhiên nhờ quá trình quang hợp tự nhiên của thực vật (có lộ trình cụ thể phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; quy hoạch cụ thể đất rừng và từng bước tăng diện tích trồng rừng trên cả nước nhằm phát huy tối đa khả năng hấp thu CO2).

+ Phát triển các công nghệ thu giữ và sử dụng cácbon CCUS trong công nghiệp và sản xuất điện.

+ Tăng cường sử dụng CO2 được xử lý tinh khiết cho các ngành khác như cơng nghiệp thực phẩm, đồ uống có gas, phân bón, hóa chất, nơng nghiệp, y học, vật liệu xây dựng...

+ Thu hồi CO2 và bơm trực tiếp xuống các giếng dầu đã khai thác xong hoặc đang khai thác nhằm tăng khả năng khai thác dầu triệt để hơn, đồng thời lượng CO2 bơm xuống cũng được lữu giữ luôn tại các tầng địa chất, thay thế cho thể tích dầu mỏ đã hút lên.

+ Một số giải pháp hấp thụ CO2 cưỡng bức đối với rừng hoặc nền nông nghiệp trong nhà kính cũng đã được áp dụng với chi phí phù hợp.

+ Lưu trữ CO2 trong các tầng địa chất như vỉa than không thể khai thác, các kho chứa nước mặn sâu, carbonnat hóa khống chất (đang nghiên cứu, hồn thiện, hiện nay mới áp dụng ở một số quốc gia phát triển như các nước vùng vịnh như Saudi Arabiat, Canada với chi phí đầu tư cao và chưa sẵn sàng để thương mại hóa).

- Giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng:

+ Đối với sử dụng năng lượng trong dân dụng: nâng cao các quy định về hiệu suất tối thiểu đối với thiết bị (MEPS); tòa nhà hiệu quả năng lượng (EEB), tòa nhà xanh (GB).

+ Đối với sử dụng năng lượng trong công nghiệp: các ứng dụng tận dụng nhiệt thải (WHR); đồng phát nhiệt điện (Cogeneration); động cơ hiệu suất cao, biến tần (VSD).

+ Đối với Giao thông vận tải: quy định về hiệu suất phương tiện (Fuel economy); hạn chế/cấm sử dụng động cơ đốt trong; tăng cường phương tiện giao thông công cộng (MRT). Thúc đẩy sử dụng nhiên liệu phát thải thấp nguồn gốc hydrogen trong các nghành vận tải hàng không và tàu biển.

+ Tăng cường điện khí hóa: tăng tỷ trọng các phương tiện/thiết bị sử dụng điện: Thiết bị tịa nhà; Lị điện cơng nghiệp; Phương tiện giao thông sử dụng điện; Hoạt động điện phân sản xuất hydrogen.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w