I. PHÂN TÍCH NGÀNH NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC
1. Phân tích, dự báo thị trường năng lượng thế giới
1.1. Nhận định về xu thế phát triển năng lượng thế giới
1.1.3. Khí tự nhiên
Khí tự nhiên là một nguồn nhiên liệu hóa thạch tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thế giới. Khí tự nhiên có một trữ lượng dồi dào, linh hoạt trong sử dụng và là nguồn nhiên liệu hóa thạch ít tác động đến khí hậu và mơi trường hơn so với dầu và than. Công nghệ Tua-bin khí chu trình hỗn hợp (CCGT) hiện nay cho sản xuất điện đã đạt đến mức hiệu suất 60%, cao nhất trong các công nghệ phát điện. Trong thập kỷ gần đây, trữ lượng chứng minh của khí tự nhiên đã tăng đáng kể, do đó, thúc đẩy mạnh mẽ việc khai thác và sử dụng khí tự nhiên. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đối với khí tự nhiên đó là chi phí đầu tư ban đầu cho việc phát triển mỏ, vận chuyển và phân phối khí tự nhiên đến người sử dụng cuối cùng.
Trong những năm gần đây, trong những nỗ lực tìm kiếm nguồn cung năng lượng an toàn, ổn định và kinh tế, thế giới đã chuyển hướng chú ý đến những nguồn năng lượng phi truyền thống. Khí đá phiến là một trong những nguồn này và đã tạo ra một sự chuyển biến thị trường khí Bắc Mỹ, cũng như là các vùng khác. Sự nổi lên của khí đá phiến như một nguồn năng lượng tiềm năng đã có những tác động chiến lược đến địa chính trị và ngành cơng nghiệp năng lượng.
Bảng 12: Thuận lợi và hạn chế của khí tự nhiên
Thuận lợi Hạn chế
Nhiên liệu hóa thạch “sạch” nhất Các mỏ khí ở ngồi khơi và ở vùng xa Nhiên liệu linh hoạt và hiệu suất cao
cho phát điện
Chi phí đầu tư ban đầu cao cho hệ thống vận chuyển và phân phối
Trữ lượng chứng minh tăng (theo các đánh giá gần đây và cả tài nguyên khí đá phiến)
Các tuyến vận chuyển ngày càng dài và chi phí cao
Năm 2017 và 2018, thị trường tiêu thụ khí đốt tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên đến năm 2019, mức tăng trưởng đã dần hạ nhiệt. Cụ thể, năm 2019, nhu cầu khí đốt tự nhiên tăng 60 Mtoe, tương đương 70 tỷ mét khối (tỷ m3), tăng 1,8% so với mức 2018. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu thấp hơn mức tăng 5% được ghi nhận trong năm 2018 nhưng đánh dấu sự trở lại mức tăng trưởng trung bình giữa năm 2010 và 2017. Ngược lại với năm 2018, khi thời tiết biến đổi đặc biệt dẫn đến nhu cầu khí đốt tăng vọt, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Trung Quốc, năm 2019 thời tiết ơn hịa hơn là một cú hích quan trọng đối với tăng trưởng nhu cầu. Tuy nhiên, tăng trưởng nhu cầu khí trong năm 2019 chỉ đứng thứ hai sau tăng trưởng về nhu cầu năng lượng tái tạo, đẩy tỷ lệ khí trong hỗn hợp năng lượng tồn cầu lên mức lịch sử cao 23%.
Sự tăng trưởng nhu cầu khí này được hình thành với là sự gia tăng tiêu thụ điện, cũng như các yếu tố về chính sách khí hậu và an tồn mơi trường; trong trung hạn, việc hình thành thị trường khí thế giới (tồn cầu) sẽ dẫn đến việc tiếp cận giá khí ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Việc phát triển sản xuất và cung ứng LNG sẽ đóng một vai trị quan trọng để hình thành thị trường khí tồn cầu.
Về thị trường, theo báo cáo Tổng quan thơng tin khí tự nhiên 2019 của IEA (IEA, 2019d), thương mại khí tồn cầu vượt mức 1,2 nghìn tỷ m3 trong năm 2018 với mức tăng 34,5 tỷ m3 so với năm 2017. Mức tăng này chủ yếu do sự đóng góp của tăng trưởng thương mại LNG ở quy mơ tồn cầu (tăng 7,3%, tương ứng 28,7 tỷ m3). Giao dịch LNG năm 2018 chiếm đến 34,3% tổng giao dịch khí tự nhiên tồn cầu. Trung Quốc rõ ràng là động lực cho mức tăng trưởng của giao dịch khí tự nhiên, cả đối với giao dịch LNG và đường ống, với mức tăng 19,8 tỷ m3 LNG và 10,4 tỷ m3 khí đường ống. Mức giảm trong giao dịch khí đường ống ở các nền kinh tế OECD Châu Á chủ yếu là do tăng sản lượng LNG từ mỏ khí Itchy của Australia. LNG nhập khẩu tăng ở tất cả các khu vực của OECD, cao nhất là ở Châu Âu (tăng 6,1 tỷ m3). Hàn Quốc tăng nhập khẩu LNG 7,3 tỷ m3, trong khi Nhật Bản giảm nhập khẩu LNG 4,6 tỷ m3 chủ yếu do việc khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân đã dừng sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima.
Theo IEA, khí tự nhiên sẽ là nhiên liệu hóa thạch có tốc độ tăng trưởng lớn trong giai đoạn tiếp theo. Do sự mất cân bằng cung cầu khí ở các vùng, thương mại khí liên vùng sẽ tăng trưởng mạnh. Tăng trưởng thương mại khí sẽ được dẫn dắt bởi châu Á Thái Bình Dương, nơi mà nhập khẩu tịnh khí tăng gấp 3 lần vào năm 2035 và chiếm đến 50% nhập khẩu khí tồn cầu. Cung cấp LNG sẽ có tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn tiếp theo với những nhà cung cấp chính như Úc, Hoa Kỳ, các nước Đơng Phi, và Qatar. Châu Á sẽ là điểm đến của trên 70% LNG xuất khẩu, với những nhà nhập khẩu chính là Nhật Bản và Trung Quốc.