Năng lượng mới và tái tạo

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 76 - 78)

I. PHÂN TÍCH NGÀNH NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC

1. Phân tích, dự báo thị trường năng lượng thế giới

1.1. Nhận định về xu thế phát triển năng lượng thế giới

1.1.6. Năng lượng mới và tái tạo

Ngày càng nhiều các quốc gia trên thế giới, NLTT đã nổi lên như các giải pháp đáng kể cho việc đáp ứng nhu cầu năng lượng một cách kinh tế, đảm bảo an nình năng lượng và phát triển bền vững. Cơng suất và sử dụng NLTT trên quy mơ tồn cầu đã tăng với một tốc độ hơn cả những kỳ vọng, đặc biệt trong khu vực sản xuất điện. Xu thế phát triển NLTT trong những năm gần đây đã tạo bước ngoặt trong phát triển hệ thống năng lượng toàn cầu.

Tốc độ tăng nhanh của NLTT thể hiện cam kết của các chính phủ trên tồn thế giới. Hơn 170 quốc gia đã thiết lập các mục tiêu NLTT và gần 150 quốc gia đã ban hành các chính sách ưu đãi phát triển NLTT. Khu vực tư nhân cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc phát triển NLTT ở trên quy mơ tồn cầu. Việc này đưa ra một tín hiệu thể hiện sự đồng thuận ngày càng cao trong việc các công nghệ NLTT sẽ là động cơ cho việc duy trì tăng trưởng và tạo đà cho phát triển kinh tế.

Dựa trên đà tăng trưởng này, NLTT được đặt vào vị trí thích hợp để đóng những vai trị trung tâm trong việc thực hiện các thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững. Ước tính của IRENA cho thấy việc tăng gấp đơi tỷ trọng năng lượng tái tạo lên mức 36% vào năm 2030 là hoàn toàn khả thi về kinh tế và kỹ thuật.

Tăng tốc thực hiện các bước ngoặt năng lượng và phát triển NLTT ngồi sản xuất điện có thể đem lại các lợi ích kinh tế, xã hội và mơi trường. Hồn thành mục tiêu tỷ trọng NLTT vào năm 2030 góp phần tăng sản lượng kinh tế tồn cầu 1,3 nghìn tỷ USD (USD 2015) so với kịch bản thơng thường. Nó cũng góp phần tạo ra hàng triệu việc làm và giảm đáng kể các nguy hại đến sức khỏe do ơ nhiễm khơng khí gây ra. Một trong những lợi ích lớn nhất cịn là giúp đỡ 1 tỷ người chưa tiếp cận điện năng và gần 3 tỷ người lệ thuộc vào các sinh khối truyền thống cho đun nấu. Sự phát triển NLTT nhìn chung có những rào cản chủ yếu sau đây:

Rào cản kỹ thuật:

 Thiếu năng lực đánh giá và phát triển dự án

 Cơ sở hạ tầng kém

 Phụ thuộc công nghệ Rào cản về thể chế:

 Thiếu quy hoạch riêng cho NLTT

 Chính sách và cơ chế hỗ trợ NLTT thiếu hoặc chưa đủ mạnh

 Giá điện thấp

Rào cản về tính kinh tế:

 Vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn

 Khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay Rào cản về thị trường:

 Thiếu hoặc không thể tiếp cận thông tin về tiềm năng các dạng NLTT Trong thời gian qua, Năng lượng tái tạo có sự tăng trưởng về giá trị tuyệt đối lớn nhất và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2019, với tổng sử dụng năng lượng tái tạo tăng 75 Mtoe hoặc 3,7%. Năng lượng gió và năng lượng quang điện mặt trời (PV) trải qua một năm tăng trưởng hai chữ số, mặc dù tăng trưởng của NL mặt trời đã chậm lại. Trong khi việc sử dụng năng lượng tái tạo được mở rộng ở hầu hết các khu vực, hơn 40% mức tăng trưởng toàn cầu về sản xuất điện từ năng lượng tái tạo tập trung ở Trung Quốc.

Nhu cầu điện toàn cầu chỉ tăng 1,4% trong năm 2019, giảm đáng kể so với mức tăng trưởng 3,9% so với năm trước. Tăng trưởng nhu cầu chậm kết hợp với sự tăng trưởng mạnh mẽ của năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân đã đẩy giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch tồn cầu xuống thấp lần đầu tiên sau bốn thập kỷ trong thời kỳ mở rộng kinh tế. Lượng phát thải CO2 của ngành điện toàn cầu giảm hơn 170 Mt, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp ổn định lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu năm 2019.

Dựa trên đà tăng trưởng này, NLTT được đặt vào vị trí thích hợp để đóng những vai trị trung tâm trong việc thực hiện các thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững. Tăng tốc thực hiện các bước ngoặt năng lượng và phát triển NLTT ngồi sản xuất điện có thể đem lại các lợi ích kinh tế, xã hội và mơi trường. Nó cũng góp phần tạo ra hàng triệu việc làm và giảm đáng kể các nguy hại đến sức khỏe do ô nhiễm khơng khí gây ra.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w