Kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 39

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 44 - 46)

III. HIỆN TRẠNG PHÂN NGÀNH THAN

3. Kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 39

3.1. Thành tựu

- Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước giai đoạn 2011 - 2020 có nhiều khó khăn thách thức, hoạt động sản xuất kinh doanh than của ngành Than nói chung chịu ảnh hưởng nặng nề do đợt mưa lũ kéo dài cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2015. Song với quyết tâm cao và tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, ngành than cơ bản đáp ứng đủ than cho các ngành kinh tế trong nước (đặc biệt là than cho sản xuất điện); duy trì ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động. Các doanh nghiệp ngành than (TKV và TCTĐB) hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn bảo đảm hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn chủ sở hữu; đóng góp vào ngân sách nhà nước vẫn ở mức cao (TKV nộp ngân sách nhà nước bình quân khoảng 15 ngàn tỷ đồng/năm, TCTĐB bình qn khoảng 1,7 ngàn tỷ đồng/năm).

- Cơng tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh than tại các địa phương

đã có những chuyển biến tích cực; hoạt động khai thác than tại các địa phương trên cả nước đến nay cơ bản đã được kiểm soát, tuân thủ quy định của pháp luật; tình hình quản lý an ninh trật tự, tài nguyên ranh giới mỏ thường xuyên được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, chấn chỉnh kịp thời, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên khống sản than và cơng tác bảo vệ an ninh trật tự, môi trường; hoạt động vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ than bất hợp pháp đã được hạn chế, tạo điều kiện để các đơn vị ngành Than ổn định sản xuất, kinh doanh và tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh than đã từng bước được hoàn thiện, đảm bảo hành lang pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh than.

3.2. Một số tồn tại, hạn chế

Mặc dù các doanh nghiệp ngành than đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc điều hành, tổ chức sản xuất và đã đạt được những thành tựu như đã nêu trên, tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quá trình điều hành, tổ chức sản xuất, cụ thể:

- Công tác tổ chức: Dây chuyền sản xuấttại một số đơn vị còn thiếu đồng bộ, số lượng lao động giáp tiếp, phục vụ còn nhiều; hiệu quả quản lý ở một số khâu chưa cao, tính chủ động một số khâu quản lý cịn hạn chế.

- Cơng tác đổi mới cơng nghệ: Mặc dù đã tích cực triển khai áp dụng cơng nghệ mới, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa vào sản xuất nhưng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của một số đơn vị chưa cao.; quản lý công tác vận tải mỏ cịn có bất cập.

- Cơng tác quản lý kỹ thuật, quản trị tài nguyên: Công tác quản lý kỹ thuật trong khai thác than đã được quan tâm chú trọng, tuy nhiên, có lúc, có nơi vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an tồn, vẫn cịn xảy ra tai nạn nghiêm trọngViệc phối hợp trong công tác đổ thải giữa các mỏ lộ thiên đơi lúc cịn chưa kịp thời;đã tăng cường kiểm tra, giám sát, điều hành, xác nhận khối lượng mỏ, chỉ tiêu công nghệ… làm giảm đáng kể tình hình tổn thất than, tuy nhiên tỷ lệ tổn thất tài nguyên than vẫn ở mức cao.

- Công tác chuẩn bị và thực hiện đầu tư tại một số dự án triển khai còn chậm; quá trình thực hiện dự án cịn phát sinh bất cập, dẫn đến phải điều chỉnh dự án.

- Công tác quản lý chi phí (quản lý kỹ thuật, vật tư, lao động tiền lương,...) vẫn còn một số tồn tại, cần phải rút kinh nghiệm và hoàn thiện.

3.3. Nguyên nhân

3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Điều kiện khai thác của các mỏ ngày càng xuống sâu và đi xa hơn, làm tăng cung độ vận chuyển, hệ số bóc đất đá đối với các mỏ lộ thiên, gia tăng áp lực mỏ lớn, khí, nước,… đối với các mỏ hầm lị, dẫn đến gia tăng chi phí khai thác, suất đầu tư, gia tăng giá thành sản xuất trong nước.

- Nguyên nhân liên quan đến cơ chế, chính sách trong đó có các thủ tục triển khai xin cấp phép thăm dò, phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò, thẩm định, phê duyệt dự án, cấp giấy phép khai thác, quy hoạch chi tiết sử dụng đất, chính sách về thuế, phí, giá, xuất, nhập khẩu than…; ảnh hưởng của việc chồng lẫn giữa các dự án theo Quy hoạch phát triển ngành than với quy hoạch 03 loại rừng, các dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Các loại thuế, phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh than liên tục tăng trong những năm gần đây dẫn đến giá thành sản xuất một tấn than tăng đã làm giảm sức cạnh tranh của than sản xuất trong nước so với than nhập khẩu.

- Việc thu xếp nguồn vốn đầu tư khó khăn do tỷ lệ trích quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp từ lợi nhuận của doanh nghiệp còn thấp.

- Sức thu hút lao động vào làm việc trong lĩnh vực khai thác mỏ khơng cao, khó tuyển dụng được cơng nhân vào làm việc trong các mỏ (đặc biệt là lao động làm việc trong các mỏ than hầm lị) trong khi hao phí lao động ngày càng tăng do tỷ trọng sản lượng than khai thác hầm lò ngày càng tăng so với khai thác lộ thiên.

- Tiến độ chuẩn bị đầu tư một số dự án còn chậm (do vướng mắc về vấn đề giải phóng mặt bằng; q trình thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư chậm).

- Công tác dự báo về nhu cầu thị trường (đặc biệt là than cho sản xuất điện), tăng trưởng kinh tế cịn hạn chế; cơng tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc nhập khẩu, kinh doanh than cịn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w