Giải pháp về cơ chế, chính sách 106

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 118)

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 10

2. Giải pháp về cơ chế, chính sách 106

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp thông lệ quốc tế và tình hình phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

- Tăng cường phân công, phân cấp quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực năng lượng; giải quyết kịp thời những vướng mắc và rào cản về chính sách, luật pháp.

- Triển khai xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch.

- Đẩy mạnh cơng tác phân tích dự báo để phục vụ cơng tác quản trị đặc biệt là quản trị rủi ro bất định.

- Đề xuất, kiến nghị cấp thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm về mơ hình tổ chức và hoạt động đối với tập đồn kinh tế nhà nước.

- Mở rộng tìm kiếm, thăm dị, nâng cao chất lượng cơng tác đánh giá các cấp trữ lượng và tài nguyên.

- Nghiên cứu đề xuất và ban hành giá điện cải tiến, đảm bảo khơng thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng, miền; theo cơ chế giá điện 2 thành phần và cơ chế giá điện cao/thấp điểm áp dụng đối với tất cả các thành phần phụ tải.

3. Giải pháp về bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, khoa học và cơng nghệ

- Tn thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật Việt Nam về đảm bảo an tồn và bảo vệ mơi trường, thực hiện đầy đủ các cam kết tại báo cáo đánh giá tác động môi trường/cam kết bảo vệ môi trường của tất cả các dự án; không ngừng cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động và bảo đảm sức khoẻ cho người lao động.

- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học cơng nghệ đầu ngành, có trình độ cao, có khả năng dẫn dắt, định hướng cả một nhóm/tập thể các nhà khoa học dành cơng sức, tâm huyết cho những lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn (khai thác mỏ nhỏ/cận biên, xử lý/chế biến/tàng trữ CO2, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo - AI); tăng cường các biện pháp nhằm gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và ứng dụng.

- Xây dựng lộ trình cơng nghệ thích hợp cho ngành dầu khí; xác định công nghệ cần phải chiếm lĩnh trong từng lĩnh vực cụ thể; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dầu khí, tạo ra sản phẩm quốc gia của ngành.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường, ứng phó biến đổi khí hậu để từng bước đưa vào áp dụng các công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí bảo vệ mơi trường.

- Tăng cường, củng cố tổ chức quản lý môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng.

- Thực hiện đầy đủ công tác theo dõi, quan trắc, đo đạc và quản lý các chỉ tiêu môi trường; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của doanh nghiệp năng lượng.

4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng quy hoạch phát triển và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ then chốt, tạo đột phá của ngành năng lượng.

- Xây dựng cơ chế đãi ngộ thích đáng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực năng lượng.

- Ban hành chính sách ưu đãi thu hút các chuyên gia, nhà khoa học, nguồn nhân lực trình độ cao trong và ngồi nước về làm việc trong lĩnh vực năng lượng; hình thành các nhóm khoa học và cơng nghệ mạnh đủ giải quyết các nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực năng lượng.

- Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế để phát triển nguồn nhân lực.

- Thông qua các dự án đầu tư để đào tạo, tiếp nhận các công nghệ mới, hiện đại.

- Chú trọng đào tạo nghề để có đội ngũ cơng nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

5. Giải pháp về an ninh, quốc phòng và đối ngoại

- Thường xuyên quán triệt các nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cơng tác quốc phịng - an ninh; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý và điều hành của người đứng đầu, trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.

- Tăng cường cơng tác giáo dục quốc phịng - an ninh, lấy trọng tâm là bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh để xây dựng đội ngũ cán bộ cơng nhân viên ngành năng lượng có nhận thức, ý thức trách nhiệm cao, hiểu biết đầy đủ về quốc phịng tồn dân trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa ngành năng lượng với các Bộ, ngành liên quan để nắm bắt tình hình, tham mưu, đề xuất với Chính phủ chỉ đạo trước khi triển khai tại khu vực nhạy cảm, tình hình phức tạp.

- Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả và thường xuyên việc kiểm điểm kết quả thực hiện các Quy chế phối hợp và các Thoả thuận hợp tác giữa ngành Dầu khí với Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Bộ Ngoại giao để chủ động chuẩn bị và thực hiện tốt nhiệm vụ khảo sát điều tra cơ bản, tìm kiếm, thăm dị dầu khí, bảo vệ vùng biển và chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh cho việc triển khai tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí trên biển.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các Bộ có liên quan để xây dựng và hình thành nền “ngoại giao dầu khí”, tranh thủ các mối quan hệ tốt giữa các chính phủ để thu hút mạnh đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài.

- Tăng cường nhận thức, hiểu biết trong nước và hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy áp dụng, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Luật biển và các điều luật quốc tế liên quan đến các hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí ở ngồi khơi.

- Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế, khuyến khích và thu hút các đối tác thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực năng lượng.

- Tăng cường tham gia các diễn đàn, hội nghị, tổ chức quốc tế và khu vực để nâng cao năng lực, cập nhật công nghệ, tận dụng tri thức và các trợ giúp của quốc tế, chú trọng tăng cường kênh hợp tác với các cơ quan/tổ chức đứng đầu ngành điện các nước ASEAN (HAPUA).

- Mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, đa dạng hố các phương thức hợp tác để tận dụng chuyển giao cơng nghệ và nguồn kinh phí từ các đối tác nước ngoài và xây dựng chuỗi cung ứng trong nước đối với thiết bị năng lượng.

6. Giải pháp thực hiện để đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero)vào năm 2050 vào năm 2050

Ngoài các giải pháp chung để thực hiện được Chiến lược năng lượng nêu trên, để đảm bảo đạt được mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050 theo Thông điệp của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 vừa diễn ra ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Giải pháp giảm phát thải CO2 vào khí quyển:

+ Từng bước hạn chế xây dựng các nhà máy điện nhiệt điện than; phát triển với tỷ trọng hợp lý các nhà máy nhiệt điện khí có hiệu suất cao, tính linh hoạt cao; xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than hiện có.

+ Tăng tỷ trọng các loại hình điện năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ngồi khơi, thuỷ điện, năng lượng thuỷ triều,..); tận dụng các nguồn phát điện sạch (điện sinh khối, điện rác, nhiên liệu sinh học) bổ sung vào hệ thống phụ tải quốc gia.

+ Phát triển nhiên liệu hydrogen và các nhiên liệu nguồn gốc hydrogen, gồm: nhiên liệu hydrogen (điện phân từ nguồn điện NLTT); nhiên liệu dựa trên nguồn hydrogen như amonia (NH3) hoặc nhiên liệu tổng hợp,...; Thúc đẩy sử dụng nhiên liệu phát thải thấp nguồn gốc từ hydrogen trong các nghành công nghiệp nặng, tiêu thụ nhiều nhiên liệu (thép, xi măng và hóa chất). Trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng những tổ hợp công nghiệp phù hợp, gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, sử dụng và vận chuyển nhiên liệu hiệu quả, giảm thiểu chi phí hợp lý.

+ Tiếp tục nghiên cứu phát triển điện hạt nhân thay thế nguồn điện sử dụng nguyên liệu hố thạch (than, dầu, khí) đảm bảo nhu cầu tiêu thụ điện và an ninh năng lượng.

+ Giải pháp lưu trữ năng lượng: thủy điện tích năng; pin tích năng quy mô lớn; pin nhiên liệu phương tiện giao thông vận tải nhằm thay thế các phương tiện truyền thống sử dụng dầu mỏ, khí đốt (phát thải CO2).

+ Làm giảm lượng CO2 trong khí quyển xuống mức phù hợp bằng việc tăng cường hấp thụ CO2 và lưu trữ trong các sinh khối rừng trồng và rừng tự nhiên nhờ quá trình quang hợp tự nhiên của thực vật (có lộ trình cụ thể phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; quy hoạch cụ thể đất rừng và từng bước tăng diện tích trồng rừng trên cả nước nhằm phát huy tối đa khả năng hấp thu CO2).

+ Phát triển các công nghệ thu giữ và sử dụng cácbon CCUS trong công nghiệp và sản xuất điện.

+ Tăng cường sử dụng CO2 được xử lý tinh khiết cho các ngành khác như cơng nghiệp thực phẩm, đồ uống có gas, phân bón, hóa chất, nơng nghiệp, y học, vật liệu xây dựng...

+ Thu hồi CO2 và bơm trực tiếp xuống các giếng dầu đã khai thác xong hoặc đang khai thác nhằm tăng khả năng khai thác dầu triệt để hơn, đồng thời lượng CO2 bơm xuống cũng được lữu giữ luôn tại các tầng địa chất, thay thế cho thể tích dầu mỏ đã hút lên.

+ Một số giải pháp hấp thụ CO2 cưỡng bức đối với rừng hoặc nền nơng nghiệp trong nhà kính cũng đã được áp dụng với chi phí phù hợp.

+ Lưu trữ CO2 trong các tầng địa chất như vỉa than không thể khai thác, các kho chứa nước mặn sâu, carbonnat hóa khống chất (đang nghiên cứu, hoàn thiện, hiện nay mới áp dụng ở một số quốc gia phát triển như các nước vùng vịnh như Saudi Arabiat, Canada với chi phí đầu tư cao và chưa sẵn sàng để thương mại hóa).

- Giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng:

+ Đối với sử dụng năng lượng trong dân dụng: nâng cao các quy định về hiệu suất tối thiểu đối với thiết bị (MEPS); tòa nhà hiệu quả năng lượng (EEB), tòa nhà xanh (GB).

+ Đối với sử dụng năng lượng trong công nghiệp: các ứng dụng tận dụng nhiệt thải (WHR); đồng phát nhiệt điện (Cogeneration); động cơ hiệu suất cao, biến tần (VSD).

+ Đối với Giao thông vận tải: quy định về hiệu suất phương tiện (Fuel economy); hạn chế/cấm sử dụng động cơ đốt trong; tăng cường phương tiện giao thông công cộng (MRT). Thúc đẩy sử dụng nhiên liệu phát thải thấp nguồn gốc hydrogen trong các nghành vận tải hàng không và tàu biển.

+ Tăng cường điện khí hóa: tăng tỷ trọng các phương tiện/thiết bị sử dụng điện: Thiết bị tịa nhà; Lị điện cơng nghiệp; Phương tiện giao thông sử dụng điện; Hoạt động điện phân sản xuất hydrogen.

6. Tổ chức thực hiện 6.1. Bộ Công Thương 6.1. Bộ Công Thương

- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược năng lượng phù hợp với thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.

- Giám sát chặt chẽ tình hình cân đối cung cầu năng lượng, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án năng lượng trọng điểm.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng, hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện đàm phán ký kết hợp tác, trao đổi năng lượng với các nước láng giềng và tham gia của Việt Nam vào hệ thống năng lượng liên kết giữa các nước trong khu vực.

- Xây dựng, trình Chính phủ các cơ chế, chính sách đặc thù, tăng cường thu hút nguồn lực từ các nhà đầu tư nước ngồi uy tín, kinh nghiệm vào phát triển dầu khí trong nước tại các vùng nước sâu xa bờ, vùng nhạy cảm.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế, chính sách nhập khẩu than và đầu tư khai thác than ở nước ngoài.

- Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các điều kiện cần thiết (pháp lý, hạ tầng kỹ thuật,…) cho việc phát triển thị trường điện và thị trường khí đốt cạnh tranh hiệu quả.

- Chỉ đạo nghiên cứu, chế tạo trong nước thiết bị của các dự án nhà máy nhiệt điện than, thủy điện, điện mặt trời, điện gió,… các thiết bị khai thác và vận chuyển dầu mỏ, khí đốt và than.

- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế ủy quyền, phân cấp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định để tạo điều kiện bảo đảm tiến độ cho các dự án năng lượng.

- Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu sử dụng giải pháp áp dụng thuế cacbon hợp lý với sản phẩm nhiên liệu hóa thạch để tạo nguồn vốn cho phát triển năng lượng tái tạo, giảm tiêu thụ nhiên liệu khơng tái tạo, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

6.2. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Tiếp tục điều tra, đánh giá, thăm dò xác định trữ lượng và tài nguyên các khống sản năng lượng hiện có ở nước ta gồm than, quặng phóng xạ, các nguồn địa nhiệt, khí đá phiến,...; thăm dị các khu vực có triển vọng để khai thác, sử dụng.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về quỹ đất dành cho các dự án năng lượng đảm bảo thực hiện các dự án đúng tiến độ theo quy hoạch đã được duyệt.

- Rà sốt, điều chỉnh và hồn thiện các chính sách về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, sử dụng mặt nước trong lĩnh vực năng lượng.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cơng nghiệp mơi trường gắn với ngành năng lượng.

- Xây dựng quy định về lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế.

- Chủ trì rà sốt quy hoạch tổng hợp lưu vực sơng liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh có xem xét đến giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia liên quan đến thủy điện, nhiệt điện, điện khí, ….

6.3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng xuất, nhập khẩu năng lượng, kết nối khu vực và quốc tế.

- Phối hợp với các Bộ, ngành rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến môi trường đầu tư, thủ tục đầu tư, thành lập doanh nghiệp, cơ chế đấu thầu,… nhằm xóa bỏ rào cản để thu hút, khuyến khích đầu tư nước ngồi, vốn ODA và vốn đầu tư tư nhân cho phát triển ngành năng lượng đồng bộ, cân đối và bền

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w