IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 10
5. Giải pháp về an ninh, quốc phòng và đối ngoại 10
- Thường xuyên quán triệt các nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cơng tác quốc phịng - an ninh; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý và điều hành của người đứng đầu, trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ quốc phịng - an ninh.
- Tăng cường cơng tác giáo dục quốc phòng - an ninh, lấy trọng tâm là bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh để xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành năng lượng có nhận thức, ý thức trách nhiệm cao, hiểu biết đầy đủ về quốc phịng tồn dân trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa ngành năng lượng với các Bộ, ngành liên quan để nắm bắt tình hình, tham mưu, đề xuất với Chính phủ chỉ đạo trước khi triển khai tại khu vực nhạy cảm, tình hình phức tạp.
- Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả và thường xuyên việc kiểm điểm kết quả thực hiện các Quy chế phối hợp và các Thoả thuận hợp tác giữa ngành Dầu khí với Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Bộ Ngoại giao để chủ động chuẩn bị và thực hiện tốt nhiệm vụ khảo sát điều tra cơ bản, tìm kiếm, thăm dị dầu khí, bảo vệ vùng biển và chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh cho việc triển khai tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí trên biển.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các Bộ có liên quan để xây dựng và hình thành nền “ngoại giao dầu khí”, tranh thủ các mối quan hệ tốt giữa các chính phủ để thu hút mạnh đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài.
- Tăng cường nhận thức, hiểu biết trong nước và hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy áp dụng, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Luật biển và các điều luật quốc tế liên quan đến các hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí ở ngoài khơi.
- Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế, khuyến khích và thu hút các đối tác thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực năng lượng.
- Tăng cường tham gia các diễn đàn, hội nghị, tổ chức quốc tế và khu vực để nâng cao năng lực, cập nhật công nghệ, tận dụng tri thức và các trợ giúp của quốc tế, chú trọng tăng cường kênh hợp tác với các cơ quan/tổ chức đứng đầu ngành điện các nước ASEAN (HAPUA).
- Mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, đa dạng hố các phương thức hợp tác để tận dụng chuyển giao cơng nghệ và nguồn kinh phí từ các đối tác nước ngoài và xây dựng chuỗi cung ứng trong nước đối với thiết bị năng lượng.