Năng lượng hạt nhân

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 74 - 76)

I. PHÂN TÍCH NGÀNH NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC

1. Phân tích, dự báo thị trường năng lượng thế giới

1.1. Nhận định về xu thế phát triển năng lượng thế giới

1.1.5. Năng lượng hạt nhân

Khơng chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, điện hạt nhân còn là nguồn năng lượng giảm phát thải khí carbon đứng thứ hai, sau thủy điện, giúp thế giới ngăn chặn được khoảng 20 tỷ tấn CO2 vào khí quyển, qua đó trở thành một trong những yếu tố cần thiết để thực hiện Thỏa thuận chung Paris 2015.

Đầu tiên là xu hướng chuyển dịch công nghệ từ các nước phát triển sang các nước có nền kinh tế mới nổi - những quốc gia mong muốn tiếp cận với năng lượng hạt nhân một cách nhanh chóng, cần đảm bảo chất lượng nguồn điện và hấp dẫn về mặt thương mại. Do đó, thơng qua “chính sách ngoại giao cơng nghệ hạt nhân” của một số cường quốc như Nga và Mỹ, Canada, châu Á là nơi tiếp nhận công nghệ và thực hiện nhiều dự án hạt nhân hàng đầu thế giới, qua đó trở thành nơi thúc đẩy cơng nghệ hạt nhân để phục vụ cho những mục tiêu phát triển kinh tế và nhu cầu xã hội cho những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, UAE, Bangladesh, Hàn Quốc… Xu hướng thứ hai trong phát triển điện hạt nhân thế giới là nâng cao độ an tồn theo những tiêu chí khắt khe nhất từ trước tới nay. Bài học Fukushima khiến hầu hết các cường quốc điện hạt nhân phải thiết lập các chiến lược quốc gia về an toàn hạt nhân, thể hiện ở việc cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, vận hành nhà máy điện hạt nhân và thắt chặt hơn nữa vấn đề an toàn pháp quy. Xu hướng thứ ba là sự cởi mở trong hợp tác liên kết trong phát triển điện hạt nhân. Các quốc gia không chỉ rộng mở phịng thí nghiệm ở các viện nghiên cứu và trường đại học trong thực hiện những dự án nghiên cứu chung về khoa học hạt nhân mà còn hợp tác phát triển và chuyển giao cơng nghệ hạt nhân, ví dụ như Nga - Mỹ, Nga - Pháp, Nga - Trung Quốc, Nga - Ấn Độ, Mỹ - Ấn Độ, Mỹ - Trung Quốc, Trung Quốc - Pháp, Pháp - Ấn Độ… Việc áp dụng và thực thi “chính sách ngoại giao năng lượng hạt nhân” của các cường quốc không đơn thuần là sự hợp tác giữa bên mua và bán mà là sự chuyển giao trên cơ sở hỗ trợ, cộng tác chặt chẽ về nhiều mặt và kéo dài hơn cả vòng đời nhà máy điện hạt nhân. Về cơ bản, công nghệ hạt nhân hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều ngành khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, các ngành công nghiệp và đòi hỏi một năng lực làm chủ của quốc gia tiếp nhận nên sự hợp tác ở mức độ cao hơn so với những loại hình cơng nghệ khác.

Năm 2019, Năng lượng hạt nhân tăng trưởng 3,5%, nhanh hơn năm 2018 và cao hơn mức trung bình trong những năm gần đây. Đội các lị phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản có sản lượng cao hơn vào năm 2019 và bảy lị phản ứng quy mơ lớn ở Trung Quốc đã ghi nhận năm đầu tiên vận hành liên tục cả năm. Do đó, sản lượng hạt nhân tồn cầu đã lập kỷ lục năm 2019, vượt so với mức sản lượng trước vụ tai nạn hạt nhân Fukushima vào năm 2011. Như vậy, sau thảm họa Fukushima, Nhật Bản đã từng bước đưa điện hạt nhân trở lại, bằng việc củng cố an toàn hạt nhân. Nhật Bản xác định năng lượng hạt nhân là “một nguồn năng lượng cơ bản quan trọng góp phần vào sự ổn định của cấu trúc cung và cầu năng lượng dài hạn” và tăng cường các biện pháp cần thiết để đến năm 2030 đạt được tỷ lệ điện hạt nhân 20-22% trong cơ cấu năng lượng.

Là một trong số bốn quốc gia làm chủ cơng nghệ nguồn, Hoa Kỳ có 99 tổ máy điện hạt nhân đang vận hành và đang tiếp tục xây dựng các tổ máy. Tuy vậy, theo Báo cáo triển vọng Năng lượng Hoa Kỳ, vai trò của điện hạt nhân trong cơ cấu nguồn của Hoa Kỳ sẽ giảm dần, ước tính giảm khoảng 0,2-1,6% cơng suất mỗi năm đến 2050.

Các nước khác như Nga, Ấn Độ vẫn tập trung xây dựng các tổ máy, lò phản ứng hạt nhân, tiếp tục phát triển công nghệ hạt nhân cho sản xuất điện. Xu hướng điện hạt nhân ở các quốc gia OECD Châu Âu không đồng nhất. Trong khi Bỉ dự kiến đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân trước 2025 thì LB Đức dường như sẽ tiếp tục vận hành điện hạt nhân, do lo ngại các dạng năng lượng sạch khác chưa đủ “sạch” và không đủ linh hoạt cho vận hành lưới điện.

Ở khu vực Đông Nam Á, Philippine gần như ngay lập tức từ bỏ giấc mơ Điện hạt nhân, sau sự kiện Fukushima. Trong khi đó Cambodia lại đang hướng tới nghiên cứu phát triển điện hạt nhân, với hỗ trợ kỹ thuật từ Nga bằng các gói đào tạo nhân lực và hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc. Tương tự, Thái Lan đã thông qua Luật Năng lượng hạt nhân vì hịa bình, với nhiều nội dung sửa đổi so với luật năng lượng hạt nhân trước đây, từ đó cho phép chuẩn bị khung pháp lý cho kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại nước này, vốn đã bị đình chỉ sau sự kiện Fukushima.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w