Các cơ hội, thánh thức ngành năng lượng Việt Nam 80

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 91 - 93)

II. PHÂN TÍCH NGÀNH NĂNG LƯỢNG TRONG NƯỚC VÀ DỰ BÁO

1. Các cơ hội, thánh thức ngành năng lượng Việt Nam 80

1.1. Thách thức

Trong bối cảnh đảm bảo cung cấp năng lượng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, những thách thức chủ yếu cho Việt Nam trong việc cung cấp năng lượng trong dài hạn như sau:

- Cung cấp đầy đủ năng lượng đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng nhanh phục vụ phát triển kinh tế: với tăng trưởng kinh tế khoảng 7% hàng

năm, nhu cầu năng lượng/điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội sẽ vẫn duy trì ở mức cao. Nhu cầu điện dự báo vẫn tăng khoảng 10% trong thập kỷ tới, do đó, việc đảm bảo phát triển đầy đủ và kịp thời hạ tầng cơ sở hệ thống năng lượng là một thách thức hàng đầu.

- Trữ lượng và khả năng cung cấp năng lượng trong nước hạn chế: theo các ước tính về trữ lượng năng lượng, với tốc độ khai thác các loại nhiên liệu hóa thạch như hiện nay, trữ lượng than có thể đảm bảo thời gian khai thác khoảng 70 năm, khí tự nhiên khoảng 40 năm, dầu thơ khoảng 20 năm. Với mức tăng nhu cầu như hiện tại, Việt Nam sẽ phải tăng rất nhanh nhập khẩu năng lượng từ bê ngồi. Thống kê của Bộ Cơng Thương cho thấy, lượng than nhập khẩu năm 2019 là 43,6 triệu tấn, tăng mạnh so với mức 22,8 triệu tấn than nhập năm 2018. Trong những năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục phải tăng nhập khẩu LNG và dầu thô, điều này sẽ dẫn đến sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày càng tăng, phần nào tác động đến an ninh cung cấp năng lượng của quốc gia.

- Hiệu suất sử dụng năng lượng thấp cả ở phía cung và phía cầu: Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015 (VNEEP 2) có mục tiêu tiết kiệm từ 5-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước trong giai đoạn 2012-2015 so với dự báo nhu cầu năng lượng theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030. Đối với Giai đoạn 2 này, kết quả đánh giá cho thấy mức tiết kiệm thực tế đạt được là 5,65%, tương đương với 10.610 KTOE (Viện Năng lượng, 2016). Ngày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 280/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030. Chương trình đề ra mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng 5 - 7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025 và từ 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 đến năm 2030. Việc thực hiện thành công các mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong giai đoạn này còn nhiều thách thức về việc tạo lập một kênh vốn đầu tư hiệu quả với sự hiện diện của một quỹ đầu tư và sự tham gia của hệ thống ngân hàng thương mại. Ngồi ra, mức giá năng lượng/điện cịn thấp khiến mối quan tâm đầu tư vào các công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả của các doanh nghiệp và người dân còn thấp.

- Nhu cầu vốn cho phát triển năng lượng đặc biệt trong bối cảnh nợ

cơng tăng cao và q trình cổ phần hóa chậm: theo ước tính vốn đầu tư cho 3

phân ngành điện (IE, 2017, trang 234), than, dầu khí trong giai đoạn 2016-2035, nhu cầu vốn đầu tư hàng năm khoảng 300 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ 15 tỷ USD hàng năm), trong đó, ngành điện lực chiếm khoảng 66%, phân ngành dầu khí chiếm 29% và phân ngành than chiểm 5%. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng năng lượng trong bối cảnh giảm thiểu bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án năng lượng để giảm nợ công, việc tạo thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng bên cạnh các tập đoàn năng lượng lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đồn Dầu khí Việt Nam và Tập đồn Cơng nghiệp Than và Khống sản là u cầu cấp thiết. Do đó, việc tự do hóa các khu vực dịch vụ cạnh tranh và đối xử công bằng đối với người tham gia thị trường mới là rào cản cần tháo gỡ đầu tiên.

- Thị trường năng lượng mới ở giai đoạn đầu: do đó, tính cạnh tranh và hiệu quả chưa cao: theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (The World Bank, 2014), Việt Nam đã có những nỗ lực thị trường hóa năng lượng dựa các biện pháp định giá theo thị trường. Tuy nhiên những nỗ lực này cần phải đẩy mạnh và tăng tốc hơn nữa. Theo đó, để chuyển giao hiệu quả sang định giá theo thị trường, Việt Nam cần phải thực hiện: (i) xây dựng một kế hoạch cải tổ giá toàn diện; (ii) xây dựng chiến lược truyền thông mạnh; (iii) tăng giá theo các giai đoạn một cách thích hợp, (iv) cải thiện hiệu quả các DNNN, (v) khuyến khích HQNL, (vi) giảm thiểu tác động của nhà nước lên định giá năng lượng.

- Phát triển bền vững năng lượng: trong đối phó với biến đổi khí hậu và định hướng tăng trưởng xanh: kết quả ước tính phát thải KNK năm 2020 và 2030 cho thấy tổng lượng phát thải KNK trong bốn lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, LULUCF và chất thải năm 2010 là 225,6 triệu tấn CO2 tương đương tăng lên 466 triệu tấn vào năm 2020 và 760,5 triệu tấn vào năm 2030. Lĩnh vực năng lượng vẫn là nguồn phát thải KNK lớn nhất với 381,1 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020 và 648,5 triệu tấn vào năm 2030. Nhận thức rõ về mức tăng trưởng đáng kể phát thải khí nhà kính quốc gia trong tương lai và thể hiện trách nhiệm quốc gia trong việc giảm nhẹ tác động của hiện tượng nóng lên tồn cầu, Việt Nam đã xây dựng những mục tiêu cắt giảm khí nhà kính trong Chiến lược Tăng trưởng xanh, Báo cáo Đóng góp Quốc gia tự quyết định, Chiến lược Phát triển Năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, việc thúc đẩy năng lượng tái tạo và đẩy mạnh sử dụng hiệu quả năng lượng vẫn còn nhiều rào cản như sau:

+ Thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ giá và nội địa hóa cơng nghệ;

+ Chi phí đầu tư cao;

+ Giá điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh khối còn cao hơn giá điện sản xuất từ nguồn nhiên liệu hóa thạch;

+ Khó tiếp cận với các nguồn vốn từ ngân hàng thương mại cho các dự án phát điện từ nguồn năng lượng tái tạo do khả năng hồn vốn thấp;

+ Năng lực và trình độ cơng nghệ sản xuất trong nước còn hạn chế, chất lượng của sản phẩm và tuổi thọ thấp;

+ Năng lực tiếp nhận và ứng dụng cơng nghệ cịn nhiều hạn chế;

+ Thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế thiết bị.

1.2. Cơ hội

Bên cạnh những thách thức, quá trình phát triển năng lượng trong những thập kỷ vừa qua cũng cho thấy Việt Nam có những thuận lợi và cơ hội không nhỏ trong việc đảm bảo cung cấp năng lượng bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng cho nền kinh tế, như sau:

- Sự chú trọng của Đảng, Nhà nước đối với ngành năng lượng thông qua hàng loạt các chính sách, chiến lược, các cơ chế hỗ trợ, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên;

- Nguồn tài nguyên năng lượng trong nước đa dạng, phong phú còn nhiều tiềm năng khai thác (đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo) để đảm bảo an ninh năng lượng;

- Các phân ngành công nghiệp năng lượng như điện, than, dầu khí đã có những bước phát triển mạnh mẽ, năng lực, kỹ thuật ngày càng tăng thêm;

- Tiềm năng trong khai thác – chế biến – sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng còn dư địa lớn;

- Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập, hợp tác quốc tế trong khai thác và cung cấp năng lượng sẽ ngày càng phát triển.

- Cơ hội khi chuyển dịch sử dụng năng lượng từ nguồn năng lượng hóa thạch

như than, dầu khí sang nguồn năng lượng xanh, sạch hơn như khí tự nhiên và năng lượng tái tạo do xu hướng ứng dụng công nghệ vào công nghiệp, dân sinh và giao thông vận tải (xe điện, động cơ điện, sản xuất tự động hóa).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w