Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư 105

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 117 - 118)

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 10

1. Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư 105

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn để đánh giá uy tín, năng lực tài chính, kỹ thuật của các tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia đầu tư các dự án liên quan năng lượng tại Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo chủ quyền biển đảo, biên giới Việt Nam.

- Các địa phương tạo điều kiện và ưu tiên quỹ đất cho việc triển khai các dự án của Quy hoạch, ưu tiên các vị trí thuận lợi về cảng nước sâu để đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng năng lượng nhằm phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý của Việt Nam để phát triển kinh tế trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực.

- Xây dựng và ban hành các quy định phù hợp liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư nhằm hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đầu tư.

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn của các thành phần kinh tế khác trong nước bằng việc đa dạng hóa hình thức đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngồi; ưu tiên các dự án FDI có thể thanh tốn bằng tiền trong nước, hoặc thanh toán bằng đổi hàng và khơng u cầu bảo lãnh của Chính phủ; cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án.

- Tăng cường quản trị rủi ro trong quá trình triển khai đầu tư và vận hành các dự án, đảm bảo bảo tồn và phát triển vốn Nhà nước.

- Đa dạng hóa các hình thức vay vốn để thu hút đầu tư vào các dự án trong Quy hoạch: tín dụng ngân hàng, tín dụng xuất khẩu, vay ưu đãi của Chính phủ, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, th tài chính, th khốn, đấu thầu một số hoạt động mỏ; áp dụng biện pháp chuyển tiết kiệm trong nước thành vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

- Tăng cường thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, bao gồm: vốn viện trợ phát triển chính thức ưu đãi, viện trợ phát triển chính thức khơng ưu đãi, vay thương mại nước ngồi.

- Từng bước tăng khả năng huy động tài chính nội bộ trong các các Tập đồn, Tổng cơng ty, doanh nghiệp năng lượng thông qua các giải pháp: nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp ngành điện, bảo đảm có tích lũy, đảm bảo tỷ lệ vốn tự có cho đầu tư phát triển theo yêu cầu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế; tiến tới nguồn huy động vốn chính cho các dự án đấu tư từ vốn tự tích lũy của các doanh nghiệp.

- Nghiên cứu đề xuất và ban hành thị trường dịch vụ phụ trợ để thúc đẩy đầu tư và tham gia vào vận hành của các công nghệ phát điện linh hoạt đảm bảo vận hành an tồn hệ thống điện như: cơng nghệ tích trữ năng lượng, động cơ đốt trong linh hoạt (Internal Combustion Engine - ICE)...

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w