III. HIỆN TRẠNG PHÂN NGÀNH THAN
4. Bài học kinh nghiệm 41
1. Công tác quản trị tài nguyên và quản trị đầu tư (từ phê duyệt chủ trương, lập, thẩm định và phê duyệt dự án đến thi công, nghiệm thu, quyết tốn và đưa cơng trình vào sử dụng) được quan tâm đúng mức. Ngành Than đã cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào các dự án đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
2. Nhận định rõ nội lực hiện tại, dự báo tốt tình hình, có giải pháp phù hợp để ứng phó kịp thời trước những diễn biến và tác động của thị trường, bối cảnh kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên, chủ động vượt qua những khó khăn, thách thức, khai thác triệt để các cơ hội, lợi thế bên trong và bên ngoài, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững.
3. Đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển, tập trung huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm; tích cực đầu tư đổi mới cơng nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học, góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
4. Quản lý, điều hành sản xuất khoa học, linh hoạt, thực hiện sản xuất phải gắn liền với nhu cầu thị trường, đảm bảo an toàn lao động, thân thiện với môi trường, tăng cường áp dụng và thực hiện đồng bộ các giải pháp quản trị chặt chẽ chi phí sản xuất; hồn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
5. Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động để phát triển bền vững. Duy trì và phát triển mối quan hệ hài hịa lợi ích giữa doanh nghiệp với người lao động, các đơn vị thành viên, đối tác bạn hàng và các địa phương nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao đối với sự nghiệp phát triển bền vững của ngành.
(Chi tiết hiện trạng phân ngành than tại Phụ lục 2 kèm theo)