Cơ cấu thu hút vốn FDI vào địa phương

Một phần của tài liệu THU HÚT FDI VÀO TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 52 - 54)

Cơ cấu thu hút theo ngành

Kết quả của phân công lao động xã hội là hình thành các ngành kinh tếtrong nền kinh tế quốc dân. Các ngành kinh tế được phân chia dựa theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng biệt, các ngành kinh tế kết cấu với nhau tạo nên cơ cấu ngành của nền kinh tế. Dưới góc độ ngành, cơ cấu được xem xét theo các hình thức chủ yếu như sau:

- Nhóm ngành nông nghiệp bao gồm: Công nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nhóm ngành này có ý nghĩa quyết định ở giai đoạn đầu của sự phát triển, càng sang giai đoạn sau thì vai trò liên hệ tự nhiên giảm đi và các liên hệ kinh tế càng có ý nghĩa quyết định hơn và như vậy tỷ trọng của nhóm ngành này trong cơ cấu ngành kinh tế quốc dân sẽ giảm xuống cùng với sự phát triển của nền kinh tế.

- Nhóm ngành công nghiệp bao gồm: Nông nghiệp và xây dựng, nhóm ngành này có vai trò quyết định quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước.

- Nhóm ngành dịch vụ: Đây là những ngành sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ không mang tính vật chất như thương mại, du lịch, bưu điện, khoa học - kỹ thuật, tài chính - ngân hàng, vận tải, giáo dục, y tế…đối với nền kinh tế thì nhóm ngành dịch vụ càng ngày càng có vị trí quan trọng đặc biệt khi thu nhập và tiêu dùng của dân cư ở mức độ cao.

Ba ngành kinh tế trên có quan hệ mật thiết với nhau theo một tương quan tỷ lệ nhất định, trong đó tương quan tỷ lệ giữa các ngành sản xuất và ngành dịch vụ có ý nghĩa then chốt. Cơ cấu ngành kinh tế chứng minh cho trình độ phát triển công nghiệp hoá và một phần phản ánh trình độ hiện đại hoá.

Xu hướng của nền kinh tế phát triển của các nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa là tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ vì mức độ đóng góp của các ngành này trong nền kinh tế quốc dân cao hơn ngành nông nghiệp. Dòng vốn FDI sẽ thu hút mạnh ở các ngành kinh tế có khả năng đem lại lợi nhuận cao, giá nhân công rẻ, khả năng tiêu thụ sản phẩmtốt vì vậy từng địa phương phải có chính sách thu hút vốn FDI hợp lý để nền kinh tế phát triển cân đối.

Cơ cấu thu hút theo vùng

Nếu như cơ cấu ngành kinh tế được hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất thì cơ cấu theo vùng lãnh thổ được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Xu hướng phát triển kinh tế lãnh thổ thường là phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiên một số ngành và gắn liền với sự hình thành phân bổ dân cư phù hợp với các điều kiện, tiềm năng phát triển của vùng kinh tế đó. Vì vậy, việc thu hút FDI vào một vùng kinh tế cần chú ý đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, truyền thống của mỗi vùng, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của vùng đó, có như vậy chính sách thu hút mới đạt được kết quả cao.

Với động lực chủ yếu là lợi nhuận, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt là các vùng có ưu thế vượt trội về cơ sở hạ tầng, về sự thuận lợi cho giao thông, thủy, bộ, hàng không và năng động trong kinh doanh. Điều đó sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn so với các vùng kinh tế kém sôi động và cũng chính điều này làm cho khoảng cách phát triển giữa những vùng này ngày càng lớn hơn. Do vậy, ở nước đóng vai trò là thu hút chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt là các vùng có ưu thế vượt trội về cơ sở hạ tầng, về sự thuận lợi cho giao thông, thủy, bộ hàng không và môi trường kinh doanh tốt. điều đó sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn so với các

vùng kinh tế kém sôi động và cũng chính điều này làm cho khoảng cách phát triển giữa những vùng này ngày càng lớn hơn. Do vậy, cần phải có chính sách phù hợp để thu hút vốn FDI vào những vùng kinh tế - xã hội khó khăn, giảm thiểu sự khác biệt giữa các vùng.

Cơ cấu thu hút theo đối tác đầu tư

Nghiên cứu cơ cấu đối tác đầu tư giúp cho nước tiếp nhận vốn đầu tư tranh thủ những thế mạnh là một vấn đề có ý nghĩa lớn trong hoạt động thu hút FDI. Thu hút FDI từ những đối tác có tiềm lực kinh tế mạnh, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn thì tốc độ giải ngân thường đúng hạn và việc chuyển giao công nghệ cũng cao hơn đồng thời giúp cho nước sở tại tiếp nhận được kỹ thuật tiên tiến hiện đại, tăng năng suất lao động và giảm thiểu tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI đối với môi trường, đối với nền kinh tế và lợi ích của cộng đồng. Các công ty lớn có tiềm lực tài chính mạnh hiện nay là các công ty đa quốc gia, các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc các công ty đến từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc Việt Nam và các quốc gia ở Châu Âu đây chính là các công ty mà các nước muốn thu hút vì những lợi ích mà các công ty này mang lại cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong quá trình thu hút FDI cũng nên chú trọng vào các công ty có sự phù hợp về kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, phong tục tập quán…nhằm phát huy tốt lợi thế của mình. Nếu làm tốt công tác nghiên cứu các nhà đầu tư phù hợp với điều kiện của địa phương mình sẽ giúp cho các địa phương thực hiện thu hút vốn FDI thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu THU HÚT FDI VÀO TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w