Nhân tố xã hội

Một phần của tài liệu THU HÚT FDI VÀO TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 55 - 57)

a. Dân tộc, dân số

Những yếu tố về dân tộc, dân số cũng ảnh hưởng lớn đến công tác thu hút đầu tư của các địa phương. Những địa phương có dân số đông sẽ là điều kiện thuận

lợi cho các nhà đầu tư trong tuyển dụng lao động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng là một thị trường lớn để tiêu thụ hàng hóa do chính dự án tạo ra. Hơn nữa, các yếu tố về dân tộc nhu tính tự trọng dân tộc cao nhưng không có thái độ bài ngoại thì sẽ có thái độ thân thiện bạn bè với các nhà đầu tư, nhờ đó mà hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của họ thuận lợi hơn, do đó sẽ hấp dẫn hơn.

b. Truyền thống văn hóa

Trình độ văn hóa xã hội của nơi tiếp nhận đầu tư cũng tạo nên sự hấp dẫn trong môi trường đầu tư đối với một nền kinh tế hội nhập. Trong đó yếu tố giá trị đạo đức, phong tục tập quán, các đặc điểm văn hóa cũng ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư. Nếu một xã hội không có phân biệt đối xử, luôn coi trọng lòng tin, thương yêu đùm bọc lẫn nhau thì sẽ giảm được tình trạng bạo loạn và tệ nạn xã hội góp phần tích cực trong thu hút đầu tư.

c. Lao động

Đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao là điều kiện hàng đầu để một nước và địa phương vượt qua được những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc thiếu các nhân lực kỹ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo, quản lý cao cấp, các nhà doanh nghiệp tài ba và sự lạc hậu về trình độ khoa học - công nghệ sẽ khó lòng đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư để triển khai các dự án của họ, làm chậm và thu hẹp lại dòng vốn đầu tư chảy vào một lãnh thổ và địa phương. Một hệ thống doanh nghiệp trong lãnh thổ và địa phương phát triển, đủ sức hấp thu công nghệ chuyển giao và là đối tác ngày càng bình đẳng với các nhà đầu tư, là điều kiện cần thiết để lãnh thổ và địa phương tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn đầu tư.

d. Bộ máy hành chính

Lực cản lớn làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, phiền phức gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư. Bộ máy hành chính hiệu quả quyết định sự thành công không chỉ thu hút vốn đầu tư mà còn của toàn bộ quá trình huy động, sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của mỗi quốc gia.

Sự nỗ lực chủ quan từ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có tác động rất lớn đến thu hút đầu tư, trong nhiều trường hợp có tính vượt trội hơn cả chính sách ưu đãi, những hỗ trợ cụ thể hay cơ sở hạ tầng hiện đại. Thực tế trong thời gian qua có nhiều địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khá hiện đại, ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, nhưng khối lượng huy động vốn đầu tư lại không đáng kể; trong khi đó nhiều địa phương lại chú trọng đến việc cải cách thủ tục hành chính, nâng ý thức trách nhiệm của các nhà lãnh đạo địa phương và hệ thống cơ quan thừa hành, thực hiện một cách triệt để các cam kết và trực tiếp tháo gỡ các rào cản vô hình dù ở bất cứ cấp nào gây ra đã tạo được lòng tin đối với các nhà đầu tư và đem lại những kết quả tương xứng.

Nguồn vốn đầu tư giảm sút có nguyên nhân khách quan do khủng hoảng kinh tế khu vực, nhưng về mặt chủ quan có phần trách nhiệm của các cơ quan quản lý do chậm cải thiện môi trường đầu tư, chậm xử lý các vấn đề phát sinh, để kéo dài tình trạng thủ tục hành chính phiền hà và nhũng nhiễu.

Điều quan trọng nhất về cơ bản mà các địa phương có thể làm giúp các doanh nghiệp là cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là đơn gian hoá thủ tục hành chính, để tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu THU HÚT FDI VÀO TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w