Tác giả phân tích phần này dựa vào khảo sát của Sengkham Chadavong. công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Champasak.
a. Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị - xã hội của tỉnh Campasak nói riêng và của cả nước CHDCND Lào nói chung là ổn định và có một trật tự xã hội mạnh mẽ. Người đứng bởi đoàn kết của dân tộc, các chính trị dân chủ đã được cải thiện, và nền kinh tế thị trường và quy hoạch được tích hợp chặt chẽ để trở thành động cơ phát triển cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. có lợi thế rất lớn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp về thu hút nguồn vốn FDI trên thế giới như Thái Lan, Indonexia, Philipines…
b. Môi trường văn hoá
Môi trường văn hoá lịch của tỉnh Champasak rất thích hợp đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế. Trước hết, với truyền thống văn hóa trân trọng và tự hào, người dân giỏi lao động và thích ứng những các hoàn cảnh của tỉnh. Trong thời chiến, nhân dân dũng cảm đấu tranh chống lại Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Trong thời bình, nhân dân đi đầu trong công cuộc phát triển kinh tế.
c. Môi trường kinh tế
Các chỉ tiêu kinh tế xã hội thời gian qua cho thấy Champasak đang trên đường tăng trưởng, phát triển và tác động tích cực đến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm cao (giai đoạn 2015-2019 tăng bình quân hơn 11%/năm); GDP bình quân trên đầu người liên tục tăng (năm 2015 đạt 1.213 USD/người/năm và năm 2019 đạt 2.005 USD/người /năm) đã đánh dấu và khẳng định tiềm năng đầu tư hiệu quả cũng như khả năng sinh lợi cao cho các nhà đầu tư tại tỉnh Champasak.
d. Môi trường tài chính
Môi trường tài chính và những sản phẩm của nó như chính sách thuế, chính sách tỷ giá, thị trường chứng khoán và hoạt động của hệ thống ngân hàng…đều là những lĩnh vực có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với môi trường đầu tư.
e. Môi trường pháp lý và hành chính
Lào là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế, cho nên việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với các thông lệ quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
f. Môi trường lao động
Môi trường lao động của tỉnh Champasak có vai trò quan trọng trong quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể: Nguồn nhân lực ở Champasak dồi dào về lượng, đáp ứng nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh; hệ thống đào tạo nguồn nhân lực phát triển mạnh mẽ; nguồn nhân lực chất lượng
cao cũng đáp ứng một tỷ lệ lớn nhu cầu; chi phí nhân công tương đối thấp… góp phần tạo lợi thế so sánh tương đối so với các đối thủ cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
g. Môi trường cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư quyết định đầu tư hay không? Nếu cơ sở hạ tầng kém thì khả năng thu hút đầu tư thấp và ngược lại. Tỉnh Champasak có hệ thống cung cấp điện, nước rất dồi dào và thuận lợi cho sự nghiệp phát triển nhưng hệ thống giao thông, bến cảng và thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến công tác thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Champasak.
h. Môi trường quan hệ quốc tế
Champasak đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 33 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong đó 30 quốc gia là quan hệ thương mại, vùng lãnh thổ và là thành viên của khối ASEAN,AEC, ASEM, APEC và WTO. Với sự tham gia tích cực của Lào vào các tổ chức trên thế giới góp phần phát triển thị trường tiêu thụ cũng như thị trường cung cấp các yếu tố sản xuất rộng lớn từ đó tạo điều kiện thuận lợi cải thiện môi trường đầu tư trong nước cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.