Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu THU HÚT FDI VÀO TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 68 - 71)

a. Vị trí địa lý

Tỉnh Champasak là một tỉnh lớn nằm ở vị trí trọng yếu trên điểm giao của hành lang Đông - Tây, giáp biên giới với Thái Lan với chiều dài 233 km và Campuchia với chiều dài 135 km; Sông Mekong và Se Don chảy qua. Các tỉnh lân cận với Champasak về phía bắc là Salavan, Xekong và Attapư và các tỉnh của Campuchia về phía nam là Stung Treng và Preah Vihear, tỉnh của Thái Lan về phía tây là Ubon Ratchathani, cách thủ đô Vieng Chăn trên 650 km. Chính lợi thế địa lý này đã tạo cho Champasak một vị trí chiến lược về kinh tế, là đầu mối giao thông từ Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Vị trí địa lý như trên là rất thuận lợi để tỉnh Champasak trở thành địa phương đi đầu cả nước trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và thu hút đầu tư.

Tỉnh Champasak là một trong số ít địa phương có điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và du lịch. Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng lượng nước bốc hơi và lượng mưa được phân bổ đều khá rõ rệt giữa 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với nhiệt độ từ 30oC trở lên và mùa khô từ 11 đến tháng 4 (tháng 3 và tháng 4 là những tháng nóng nhất khi nhiệt độ lên đến 34oC). Những tháng mát mẻ nhất là từ tháng 11 đến tháng 2, tức là nửa đầu của mùa khô. Đây là khu vực phải chịu ảnh hưởng từ thời tiết nhiệt đới gió mùa của hướng đông và hướng tây. Vì vậy, đây là khu vực nằm trong thời tiết nóng ẩm và có

nhiều mưa, thích hợp cho việc trồng thực vật, cây ăn quả và chăn nuôi (đặc biệt, đối với việc chăn nuôi là những loài con thú lớn).

- Thời tiết, khí hậu địa hình cũng là đặc điểm quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Champasak cũng có một số bất lợi như mưa lớn tập trung vài tháng trong năm tạo ra mất cân đối nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng úng lụt và hiện tượng xói mòn rửa trôi đất tại các vùng dốc. Trong mùa mưa vẫn còn các hạn hán cục bộ... gây ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp khó để thu hút vốn vào và làm cho tỷ trọng huy động vốn vào ngành nông nghiệp có tốc độ giảm đi.

b. Đất đai

Diện tích toàn tỉnh Champasak là 15.410 km2, có thủ phủ là Pakse và 10 huyện (Bachiangchaleunsook, Champasak, Khong, Moonlapamok, Pakse, Paksong, Pathoomphone, Phonthong, Sanasomboon, Sukhuma) được chia thành 644 làng có 121.703 hộ gia đình.

Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh năm 2019 là 1.541.000 ha, có tất cả 8 nhóm đất bao gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ven sông, đất công nghiệp, đất giao thông, đất lĩnh vực văn hóa xã hội, đất quốc phòng-an ninh và đất ở, được thể hiện qua bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Các loại đất của tỉnh Champasak năm 2019

Tên đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Đất nông nghiệp 716.565 46,5

Đất lâm nghiệp 295.872 19,2

Đất ven sông 115.575 7,5

Đất công nghiệp 4.623 0,3

Đất giao thông 13.869 0,9

Đất lĩnh vực văn hóa-xã hội 103.247 6,7

Đất quốc phòng - an ninh 63.181 4,1

Đất ở 228.068 14,8

Tổng cộng 1.541.000 100

Bảng trên cho thấy, Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhiều nhất với 716.565 ha, chiếm tỷ lệ 46,5% tổng diện tích; đất lâm nghiệp có 295.872 ha, chiếm 19,2% tổng diện tích; đất ở có 228.068 ha, chiếm 14,8% tổng diện tích; đất ven sông có 115.575 ha, chiếm 7,5% tổng diện tích; đất lĩnh vực văn hóa-xã hội có 103.247 ha, chiếm 6,7% tổng diện tích; đất quốc phòng-an ninh có 63.181 ha,chiếm 4,1% tổng diện tích; đất giao thông có 13.869 ha, chiếm 0,9% tổng diện tích và đất công nghiệp có 4.623 ha, chiếm 0,3% tổng diện tích.

Có thể thấy, với tiềm năng về đất đai, tỉnh Champasak có khả năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.

c. Tài nguyên

Tài nguyên nước: Tại tỉnh Champasak có thể nói là có rất nhiều nguồn nước, trong đó sông lớn nhất là sông Mêkông. Hiện nay tỉnh Champasak có tất cả 17 nguồn nước, trong đó có 10 sông nằm bên trái của sông Mêkông bao gồm: Champi, Ka Phơ, Pa Lai, Sê Sết, Sê Năm Noi, Sê Piên, Sê Kham Pho, Tô Mô, Tuai, Băng liêng và có 7 sông nằm bên phải của sông Mêkông bao gồm: Pha Ling, Phêch, Kha Muôn, Ka Điên, Sa Măn, Sê Lăm Phao. Những con sông lớn nhỏ này, có thể nói là rất thích hợp cho việc xây dựng công trình đập ngăn nước cho thuỷ lợi, đập ngăn nước cho thuỷ điện và các công trình khác… Ngoài ra, còn có những nước nguồn, thung lũng và các dòng nước tự nhiên như suối, kênh, rạch.... Rất thích hợp cho việc đầu tư xây dựng công trình đập ngăn nước vừa và nhỏ để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp và việc chăn nuôi trong khu vực vùng đồng bằng, vùng giữa đồng bằng và núi non.

-Tài nguyên rừng: Diện tích rừng của tỉnh là 1.080.033 ha chiếm 65,68% tổng diện tích đất toàn tỉnh, trong đó: rừng vàng diện tích khoảng 214.926 ha, rừng thưa có diện tích khoảng 486.014 ha, rừng tự nhiên có diện tích khoảng 353.267 ha, các loại rừng khác khoảng 25.826 ha. Rừng tự nhiên của Champasak có khả năng cung cấp nhiều loại lâm sản như tre nứa, song mây, bông đót, hạt ươi, hạt cà na, chai cục và các dược liệu như Vàng đắng … Những loại lâm sản này sẽ tạo một lượng giá giá trị về tài nguyên rừng của tỉnh.

-Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Champasak là một trong một số tỉnh có nhiều loại tài nguyên khoáng sản: mỏ đá quý giá, mỏ dầu, mỏ bô-xít, mỏ đồng… Trong tương lai những các mỏ này sẽ trở thành cơ sở cho việc phát triển công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu THU HÚT FDI VÀO TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w