a. Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng bình của tỉnh Champasak quân giai đoạn 2015-2019 đạt 10.9%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp tăng 2.87%, công nghiệp tăng 15.23% và khu vực dịch vụ tăng 15.72%. GDP trên đầu người đã cải thiện năm 2013 đạt 324 USD/người/năm đến năm 2014 tăng lên 1,097 USD/người/năm và năm 2019 tăng lên 2,061 USD/người/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP của tỉnh từ năm 2015 đến năm 2019 được thể hiện tại hình 2.1 dưới đây:
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP của tỉnh Champasak giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasak, 2019
Qua hình trên, cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP của tỉnh đã dần tăng hàng năm từ 10.1% năm 2015 lên 10.6% năm 2016, từ 10.6% năm 2016 lên 10.9% năm 2017, đến năm 2018 đã tăng lên 11.3% và đến năm 2019 lên 11.7%; tính bình quân 5 năm giai đoạn 2015-2019 đạt 10.9%.
b. Cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh Champasak có sự chuyển biến theo xu hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp có tỷ lệ giảm xuống dần
qua các năm, các ngành công nghiệp và dịch vụ có tỷ lệ tăng nhưng còn chậm. Cơ cấu kinh tế được thể hiện tại bảng 2.4 sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế tỉnh Champasak giai đoạn 2015-2019
Đơn vị: %
Năm Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018 2019
Cơ cấu kinh tế 100 100 100 100 100
- Nông, lâm nghiệp 36 34,7 33 29,5 27,1 - Công nghiệp 30 31,1 31 33,2 34,18
- Dịch vụ 34 34,2 36 37,3 38,72
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasak, 2019
Qua bảng trên, cho thấy cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp đã dần giảm từ 36% năm 2015 xuống còn 34,7% trong năm 2016 và đến năm 2019 giảm xuống còn 27,1%, ngành công nghiệp có xu hướng tăng dần từ 30% năm 2015 lên 31,1% trong năm 2016 và đến năm 2019 tăng lên 34,18%, ngành dịch vụ cũng có xu hướng tăng dần từ 34% năm 2015 lên 34,2% trong năm 2016 và đến năm 2019 đã tăng lên tới 38,72%.
Vì vậy so với mặt bằng chung của cả nước thì tỉnh Champasak có rất nhiều lợi thế trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Tỉnh Champasak có vị trí địa lý thuận lợi, dân cư đông đúc, là trung tâm kinh tế, có cơ sở hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ, mức tập trung cao cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng đại diện, ngân hàng, tổ chức tài chính - tín dụng... Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Champasak có những bước tăng trưởng nhanh, ổn định đã tạo dựng được những nền tảng kinh tế quan trọng, thu nhập dân cư tăng lên đáng kể cho phép nâng cao tỷ lệ tích lũy đầu tư, góp phần tại thế và lực mới cho quá trình phát triển kinh tế các giai đoạn tiếp theo, tạo tiềm năng, cơ sở to lớn để thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
c. Cơ sở hạ tầng
km nối tỉnh Champasak với các tỉnh lân cận đi lại rất thuận tiện, hiện nay đã có 79 làng chiếm 97% tổng số làng toàn tỉnh là có đường bộ đi lại được cả 2 mùa (mùa khô và mùa mưa). Mạng lưới quốc lộ 13 Nam của tỉnh Champasak, đóng vai trò đặc biệt rất quan trọng trong việc gắn kết mối quan hệ thương mại quốc tế, đầu tư và du lịch giữa các tỉnh Đông bắc Cambodia, Nam Thái lan. Nhìn chung, mạng lưới giao thông ở tỉnh về cơ bản đã hình thành, tuy nhiên chất lượng đường thấp so với tiêu chuẩn của từng cấp đường và so với nhu cầu lưu thông thuận lợi bằng xe cơ giới nhưng có thể nói hệ thống giao thông đường bộ trên địa bản tỉnh Champasak phân bố đều khắp là một thuận lợi lớn trong việc nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ trong tương lai.
Ví dụ: muốn phát triển cơ sở hạ tầng, lợi thế của CHDCND Lào nói chung và tỉnh Champasak nói riêng là đá, dăm, nhưng không có lợi thế về mặt nhân công cần phải có chính sách tuyển dụng nhân công nước ngoài.
Điều này cho thấy nhưng lợi thế so sánh, những hạn chế cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế chỉ có ý nghĩa tương đối. Có nghĩa nếu lợi thế so sánh mà không biết cách khai thác tận dụng, hoặc khai thác một cách thiếu khoa học sẽ biến thành bất lợi cho việc huy động vốn đầu tư phát triển. Ngược lại có những hạn chế không phải là vĩnh viễn, nếu biết cách khắc phục nó sẽ trở thành lợi thế phát triển.
Hệ thống thông tin và truyền thông: viễn thông cùng với việc đầu tư phát triển mạng viễn thông ở khu vực thành phố, thị trấn các huyện, các doanh nghiệp viễn thông đã đầu tư xây dựng các nhà trạm lắp đặt tổng đài, truyền dẫn, phát triển dịch vụ cung cấp nhu cầu thông tin vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, hệ thống thông tin liên lạc đã được trang bị khắp 10 huyện thành, từ trung tâm các huyện có thể liên lạc tới tất cả các vùng trong nước và quốc tế, đã có 80% số xã được phủ sóng truyền thanh, 90% được phủ sóng truyền hình. Toàn tỉnh có tất cả 10 văn phòng bưu điện và đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Hệ thống điện: tỉnh đang sử dụng lưới điện quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất cho xã phường và thị trấn, toàn tỉnh đã có điện để đáp ứng nhu cầu sản
xuất và sinh hoạt chiếm 95% của hộ gia đình toàn tỉnh. Hiện nay, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang thực dự án xây dựng thủy điện cấp Trung ương và cấp tỉnh có tất cả 25 dự án trong đó cấp Trung ương 10 dự án gồm: dự án xây dưng thủy điện Xê Piên - Huay Chod với công suất thiết kế 2.330 MW, dự án xây dựng thủy điện Xê Piên- Xê Nam Noi với công suất thiết kế 410 MW và v..v; cấp tỉnh 15 dự án gồm: dự án xây dưng thủy điện Xê Ka Tam 1 - Xê Nam Noi 2 với công suất thiết kế 15 MW, dự án xây dưng thủy điện Huay Yoi - Huay khod với công suất thiết kế 15 MW.
Thủy lợi: hiện nay, tỉnh có 137 công trình thủy điện để đáp ứng nhu cầu nước tưới tiêu, có hơn 501.596 ha diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu, đạt trên 70% diện tích đất nông nghiệp và có 25.000 ha đất được kiên cố hóa kênh mương, mở rộng hàng ngàn ha thâm canh tăng vụ. Công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi đã được quan tâm và có sự chuyển biến đáng kể nhất là ở các công trình do công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý.
2.2. Thực trạng thu hút FDI của tỉnh Champasak
2.2.1 Thực trạng về hoạt động xúc tiến đầu tư
Công tác tuyên truyền, quảng bá đầu tư của tỉnh thời gian qua đã được thực hiện nhưng chưa tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ, thiết thực.
Trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều cố gắng góp phần tạo ra một môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Nhằm tạo dựng hình ảnh của một địa phương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thì hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn của tỉnh tăng cường công tác truyền thông chính sách ưu đãi đầu tư bằng cách tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu, quảng bá hình ảnh và các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của tỉnh, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí... Quảng bá, giới thiệu môi trường đầu tư của tỉnh bằng nhiều hình thức như: biên soạn các tài liệu giới thiệu về FDI, nâng cấp trang thông tin website về các KCN của tỉnh, chia sẻ thông tin trên truyền hình, trên các báo, tạp chí trong nước và nước ngoài, có thể thay đổi hình thức của tài liệu tuyên
truyền, hạn chế sử dụng tài liệu giấy mà thay vào đó là sử dụng những tài liệu bằng hình ảnh, mô hình, video đồ họa... để phục vụ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đẩy mạnh công tác quảng bá đầu tư bằng cách chú trọng đến các đối tác chiến lược như: Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản... Ngoài ra, cần tiếp cận đến các đối tác tiềm năng khác như: Mỹ, Anh, Pháp... để thu hút thêm các nguồn đầu tư mới. Để làm được điều này, chính quyền tỉnh cần tranh thủ sự quan tâm của chính phủ và nhanh chóng thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với các đối tác này bằng cách lập ra một cơ quan chuyên phụ trách mảng này. Cơ quan này có nhiệm vụ thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với các đối tác, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, Đại sứ quán các nước tại Việt Nam cũng như đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài nhằm quảng bá đầu tư và tiếp nhận những thông tin đầu tư.
Các chương trình truyền thông nhằm thu hút đầu tư FDI được thực hiện định kỳ gồm:
- Hội nghị xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Tỉnh Champasak được thực hiện hàng năm do phòng Kế hoạch - Đầu tư chủ trì.
- Tham gia hội chợ, triễn lãm giới thiệu về lợi thế vùng miền do Nhà nước tổ chức.
- Tham gia các sự kiện về giao lưu kinh tế - thương mại cấp quốc gia.
- Tham gia các chương trình khai thác giao lưu hợp tác thương mại trong các chuyến viếng thăm của lãnh đạo cấp cao cấp Tỉnh và Nhà nước.
- Tuyên truyền thường xuyên trên website của Tỉnh Champasak và của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bảng 2.5: Thống kê số liệu về hoạt động xúc tiến đầu tư
Năm Nội dung 2017 2018 2019 Thay đổi (%) 2018/2017 2019/2018 Số lần xúc tiến (lần) 12 15 20 25 33.33 44
Kinh phí xúc tiến (tr USD) 0.97 1.24 1.27 27.8 2.4 Xúc tiến qua triển lãm, hội
nghị (lần) 3 5 10 66.6 100
Xúc tiến trên phương tiện
truyền thông (lần) 7 9 12 28.57 33.33
Xúc tiếnqua ấn phẩm (cái) 1230 1500 1500 21.95 0
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu thống kê của Tỉnh Champasak năm 2019
Qua số liệu thống kê trên có thể thấy, Tỉnh Champasak cũng đầu tư nhiều đến hoạt động xúc tiến nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong đó có FDI. Số lần xúc tiến và kinh phí, đều tăng qua các năm. Phương tiện truyền thông được Tỉnh sử dụng nhiều nhất là qua các kênh hội nghị, triển lãm và các kênh thông tin điện tử, cơ quan truyền thông báo đài. Công tác xúc tiến đầu tư đã được tỉnh quan tâm nhưng chưa được đầu tư kinh phí tương xứng cho nên còn nhiều hạn chế so với các tỉnh khác.
2.2.2. Thực trạng về môi trường đầu tư
Tác giả phân tích phần này dựa vào khảo sát của Sengkham Chadavong. công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Champasak.
a. Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị - xã hội của tỉnh Campasak nói riêng và của cả nước CHDCND Lào nói chung là ổn định và có một trật tự xã hội mạnh mẽ. Người đứng bởi đoàn kết của dân tộc, các chính trị dân chủ đã được cải thiện, và nền kinh tế thị trường và quy hoạch được tích hợp chặt chẽ để trở thành động cơ phát triển cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. có lợi thế rất lớn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp về thu hút nguồn vốn FDI trên thế giới như Thái Lan, Indonexia, Philipines…
b. Môi trường văn hoá
Môi trường văn hoá lịch của tỉnh Champasak rất thích hợp đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế. Trước hết, với truyền thống văn hóa trân trọng và tự hào, người dân giỏi lao động
và thích ứng những các hoàn cảnh của tỉnh. Trong thời chiến, nhân dân dũng cảm đấu tranh chống lại Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Trong thời bình, nhân dân đi đầu trong công cuộc phát triển kinh tế. Các dân tộc và tôn giáo ở tỉnh Champasak rất đa dạng, phong phú nhưng sống rất đoàn kết; con người chân thật, hoà đồng, mến khách nên thuận lợi trong hợp tác kinh doanh đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Do đó, với bản tính dễ thích nghi và giỏi lao động nên người dân Champasak dễ chuyển đổi tác phong lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp góp phần thuận lợi trong giải quyết nguồn nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa cũng như chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế.
c. Môi trường kinh tế
Các chỉ tiêu kinh tế xã hội thời gian qua cho thấy Champasak đang trên đường tăng trưởng, phát triển và tác động tích cực đến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm cao (giai đoạn 2015-2019 tăng bình quân hơn 10.9%/năm); GDP bình quân trên đầu người liên tục tăng (năm 2015 đạt 1.213 USD/người/năm và năm 2019 đạt 2,061 USD/người /năm) đã đánh dấu và khẳng định tiềm năng đầu tư hiệu quả cũng như khả năng sinh lợi cao cho các nhà đầu tư tại tỉnh Champasak. Chính vì vậy, vốn đầu tư tại Champasak liên tục tăng giai đoạn 2010-2014 đạt 710 triệu USD, giai đoạn 2015-2019 đạt 1.657 triệu USD tăng 1,3 lần so với giai đoạn trước (trong đó vốn FDI 1.046 triệu USD chiếm 63%).
d. Môi trường tài chính
Môi trường tài chính và những sản phẩm của nó như chính sách thuế, chính sách tỷ giá, thị trường chứng khoán và hoạt động của hệ thống ngân hàng…đều là những lĩnh vực có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với môi trường đầu tư.
e. Môi trường pháp lý và hành chính
Lào là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế, cho nên việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với các thông lệ quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong những năm qua tỉnh Champasak đã thực hiện nhiều chính sách về cải cách hành chính, nhất là các thủ thục hành chính liên quan đến thu hút đầu tư, thành lập doanh nghiệp, cấp phép đầu tư. Triển khai thực hiện việc liên thông một cửa đối với thu tục đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và đăng ký mẫu dấu… tạo điều kiện giải quyết công việc của các tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính, từ việc hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ giải quyết đến trả kết quả được thực hiện, tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
f. Môi trường lao động
Môi trường lao động của tỉnh Champasak có vai trò quan trọng trong quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể: Nguồn nhân lực ở Champasak dồi dào về lượng, đáp ứng nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh; hệ thống đào tạo nguồn nhân lực phát triển mạnh mẽ; nguồn nhân lực chất lượng cao cũng đáp ứng một tỷ lệ lớn nhu cầu; chi phí nhân công tương đối thấp… góp phần tạo lợi thế so sánh tương đối so với các đối thủ cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
g. Môi trường cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư quyết định đầu tư hay không? Nếu cơ sở hạ tầng kém thì khả năng thu hút đầu tư thấp và ngược lại. Tỉnh Champasak có hệ thống cung cấp điện, nước rất dồi dào và thuận lợi cho sự nghiệp phát triển nhưng hệ thống giao thông, bến cảng và thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến công tác thu hút nguồn vốn đầu