Hiệu quả Kinh tế-xã hội của các dự án FDI ở tỉnh Champasak

Một phần của tài liệu THU HÚT FDI VÀO TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 94 - 110)

2.2.5.1. Đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội

Trong những năm qua, nhờ những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh mà tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã không ngừng tăng cao. Góp một phần không nhỏ trong việc tăng tổng vốn đầu tư xã hội đó chính là nguồn vốn FDI.

Trong giai đoạn 2015 - 2019, vốn FDI đóng góp cho tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dao động trong khoảng 0,23 2,21%. Đây là một biểu hiện hết sức khả quan giúp cho tỉnh Champasakcó một nguồn vốn bổ sung để phát triển KT-XH.

Bảng 2.14: Vốn đầu tư phát triển và vốn FDI giai đoạn 2015 - 2019

ĐVT: Tỷ Kip

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

Vốn đầu tư toàn xã hội 88,05 149,04 238,27 22,35 80,19

Vốn FDI 8,97 15,723 24,13 11,55 8,368

Đóng góp của FDI vào tổng vốn

đầu tư xã hội (%) 0,85 1,46 2,21 0,23 0,80

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasak, 2019

Thông qua bảng thống kê 2.14 ta thấy rằng, tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào vốn đầu tư phát triển của tỉnh không ổn định trong giai đoạn gần đây và có xu hướng giảm tỷ trọng. Nguyên nhân là do tình hình thu hút đầu tư FDI trong những năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn bởi vì sự cạnh tranh khốc liệt trong quá trình thu hút đầu tư của các nước trong khu vực. Ngoài ra, vấn đề phát triển bền vững đang là môt vấn đề hết sức bức thiết, chính vì thế tỉnh đang rà soát rất kỹ các dự án có ý định đầu tư vào Champasak.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, công tác thu hút đầu tư của tỉnh không chỉ chú trọng đến thu hút vốn FDI mà còn đẩy mạnh thu hút những nhà đầu tư trong tỉnh và các tỉnh bạn. Trong 2 năm trở lại đây, các Nhà đầu tư, các Tập đoàn lớn từ các đô thị lớn trong nước đã đến tỉnh tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu và đã thực hiện đăng ký một số dự án lớn tại tỉnh Champasak, đều này đã giúp làm tăng tỷ trọng vốn đầu tư trong nước đóng góp vào tổng nguồn vốn đầu tư của tỉnh.

2.2.5.2. Đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế

Trong thời gian qua, nguồn vốn FDI đã đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình tăng trưởng KT-XH của tỉnh. Đây là một trong những nhân tố giúp Champasak ngày càng có tốc độ phát triển nhanh. Trong giai đoạn từ năm 2015- 2019, ta có thể thấy sự đóng góp ngày càng tăng của nguồn vốn FDI vào GRDP. Mức đóng góp vào GRDP qua các năm như sau:

Bảng 2.15: Đóng góp của FDI vào GRDP của tỉnh Champasak theo giá hiện hành giai đoạn 2015-2019

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

Đóng góp vào GRDP (tỷ Kip) 736 1.169 1.201 1.394 1.893

Tốc độ tăng so với năm trước (%) - 159 103 116 136

Tỷ lệ đóng góp (%) 0,85 1,46 2,21 0,23 0,80

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasak, 2019

Thông qua bảng 2.15, ta có thể thấy rằng tỷ lệ đóng góp của FDI vào GRDP có xu hướng tăng qua các năm. Nếu năm 2015 chỉ chiếm tỷ lệ 1,349% thì đến năm đã tăng lên 2,887%.

Các dự án FDI là nguồn vốn bổ sung góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, các dự án FDI còn góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, với những sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh... Sản phẩm của các DN có vốn FDI được tiếp thị ở thị trường quốc tế một cách khá thuận lợi, góp phần đáng kể vào việc giới thiệu sản phẩm, hàng hoá được sản xuất tại Lào trên thị trường thế giới, tạo điều kiện cho hàng hóa của Lào thâm nhập thị trường, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu chung của ngành.

2.2.5.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo kết quả thống kê, khu vực công nghiệp - xây dựng vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong GRDP toàn tỉnh Champasak, tiếp theo đó là khu vực dịch vụ.

Từ năm 2015 đến nay, cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh mặc dù có nhiều sự biến động nhưng vẫn đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ vẫn có xu hướng tăng, còn ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm tỷ trọng đóng góp trong GRDP.

Một trong số những yếu tố góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành này đó chính là sự đóng góp của nguồn vốn FDI. Nguồn vốn FDI cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành ở tỉnh Champasak theo đúng định hướng đề ra. Với mục tiêu đưa Champasak trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, vốn FDI đã giúp đẩy nhanh quá trình này. Nhờ sự thay đổi tích cực này đã góp

phần phát triển KT- XH ở thành phố Champasak và các huyện lân cận, nó cũng góp phần cải thiện điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở nhiều địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Hình 2.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Champasak giai đoạn 2015 - 2019

Bên cạnh đó, việc hình thành các KCN mới và thu hút FDI vào các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT ở nông thôn của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa. Việc hình thành các KCN mới không chỉ tạo điều kiện thu hút lực lượng lao động ở nông thôn mà còn góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

2.2.5.4. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của doamh nghiệp FDI

Giai đoạn từ năm 2015 - 2019, tình hình nộp ngân sách nhà nước của các DN FDI có xu hướng tăng. Tuy nhiên đến năm 2019 thì giảm xuống. Một số lý do dẫn đến tình trạng giảm nguồn thu ngân sách trong năm 2019 là do trong giai đoạn này tỉnh đã thu hồi một số dự án có nguồn vốn lớn do DN này vi phạm quy định đầu tư.

Bảng 2.16: Tình hình nộp ngân sách của các DN FDI ở tỉnh Champasak giai đoạn 2015-2019

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

Thu từ doanh nghiệp FDI (tỷ Kip) 153 207 540 555 260

Nguồn: Các báo cáo đánh giá tình hình thu chi ngân sách hàng năm của UBND tỉnh Champasak

Thông qua bảng này chúng ta thấy rằng, thu ngân sách nhà nước từ DN FDI ở Champasak ngày càng tăng và tốc độ tăng cũng không ổn định. Nguyên nhân là do các DN FDI ở Champasak phần lớn là DN có quy mô nhỏ, còn lại là các DN mới đi vào hoạt động hoặc là đang trong quá trình xây dựng.

2.2.5.5. Tác động của FDI đối với cán cân thanh toán quốc tế

Các số liệu thống kê cho thấy, khu vực các DN FDI giữ vai trò ngày càng quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Champasak. Với Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI so với kim ngạch xuất khẩu của tỉnh dao động trong khoảng từ 30 - 65%. Trong giai đoạn 2015 - 2019 tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI không ổn định, tuy nhiên trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng trở lại. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của khu vực các DN FDI trong tổng trị giá xuất khẩu cả tỉnh đã có sự tăng trưởng khả quan, từ mức 35,78% năm 2018 lên hơn 43,67% trong năm 2019 với kim ngạch xuất khẩu đạt 440,00 triệu Kip.

Bảng 2.17: Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI ở tỉnh Champasak giai đoạn 2015 - 2019 Năm Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (Triệu Kip) Kim ngạch xuất khẩu của DN FDI

(Triệu Kip)

Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI so với Kim ngạch xuất

khẩu của tỉnh (%) 2015 508,78 280,81 55,19 2016 588,84 385,78 65,60 2017 393,12 124,14 31,57 2018 365,35 130,72 35,78 2019 440,00 192,13 43,67

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasak, 2019

2.2.5.6. Đóng góp vào giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Đến nay, các dự án FDI đã thu hút nhiều lao động trực tiếp, chưa kể số lượng lớn các lao động thời vụ cũng như lao động khác trong khu vực công nghiệp chế

biến, nông nghiệp, dịch vụ.

Thông qua Bảng 2.18 ta thấy số lượng lao động làm việc ở khu vực có vốn FDI đang có xu hướng gia tăng một cách rõ rệt. Năm 2015, số lao động làm việc trong khu vực có vốn FDI là 1.216 người chiếm 0,17% tổng số lao động toàn tỉnh. Đến năm 2016, số lao động làm việc trong khu vực này tăng lên gần gấp 4 lần với số lượng người làm việc là 4.129 chiếm 0,55% tổng số lao động của tỉnh.

Bảng 2.18: Số lao động đang làm việc trong khu vực FDI ở tỉnh Champasak giai đoạn 2015 - 2019

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số lao động (Người) 730.661 741.081 742.174 751.368 756.796

Khu vực có vốn FDI (Người) 1.216 2.136 2.491 4.129 6.284

Tỷ lệ (%) 0,17 0,29 0,34 0,55 0,83

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasak

Qua bảng 2.18 ta có thể thấy, tỷ lệ lao động tạo ra của khu vực FDI đang có xu hướng tăng qua từng năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho lao động ở Champasak, theo dự báo trong những năm tới số lượng lao động làm trong khu vực này sẽ có xu hướng gia tăng vì có một số dự án FDI đang chuẩn bị đi vào hoạt động.

Năm 2015 có 1.216 người làm việc trong khu vực này chiếm tỷ lệ 0,17%, đến năm 2019 đã tăng hơn gấp 5 lần với số lượng là 6.284 người chiếm tỷ lệ 0,83%.

Doanh nghiệp FDI có sức hút lao động nhất là các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp như: Công ty TNHH Công nghiệp nặng VenCheng (Trung Quốc) là một điển hình cho sự thành công trong thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

2.3. Một số đánh giá về hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Champasak

2.3.1. Điểm mạnh và điểm yếu của tỉnh Champasak

a. Điểm mạnh

- Có được những chính sách đúng đắn của Đảng, thích hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn và có sự chú ý trong việc chỉ đạo của Đảng ủy tại tỉnh và Uỷ viên bộ chính trị trung ương đảng.

- Tỉnh có đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Các chương trình xúc tiến được tổ chức khá đa dạng.

- Môi trường đầu tư thông thoáng nên việc sản xuất trong doanh nghiệp đã từng bước có được sự thây đổi; phong trào nối kết về kinh tế quốc tế đã có được sự thúc đẩy khuyến khích và cũng có được sự ủng hộ của mọi tầng lớp trong nước và nước ngoài càng ngày càng tăng.

- Tình hình chính trị tương đối ổn định.

- Tỉnh có lực lượng lao động phổ thông dồi dào, chi phí lao động rẻ.

- Có sự kết hợp giữa việc phát triển kinh tế với việc giải quyết vấn đề xã hội đi cùng với việc tạo sự thống nhất trong toàn xã hội và tập trung vào công việc xây dựng và phát triển đất nước.

- Đội ngũ cán bộ và Đảng viên có sự trung thành, có sự thống nhất cao đối với chính sách của Đảng và đối với công việc thực hiện.

- Có nhiều chính sách ưu đãi về thuế.

b. Điểm yếu

+ Thứ nhất, tỉnh Champasak là tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng do thiếu vốn và công nghệ nên phải kêu gọi đầu tư từ nước ngoài vào khai thác. Do vậy, tài nguyên thiên nhiên đang đứng trước nguy cơ bị khai thác cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

+ Thứ hai, Một số nhà đầu tư có thể lợi dụng trình độ công nghệ và quản lý còn yếu kém của tỉnh Champasak, thông qua FDI, chuyển giao những công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu vào tỉnh Champasak.

+ Thứ ba, Nguồn vốn FDI do các chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và sử dụng cho các mục tiêu kinh doanh của họ, nên họ thường đầu tư vào các lĩnh vực, các ngành có hiệu quả kinh tế cao, do đó nhiều khi không trùng khớp với mong muốn của tỉnh Champasak.

+ Thứ tư, mặc dù FDI bổ sung nguồn vốn cho các nước nhận đầu tư nói chung, Lào và tỉnh Champasak nói riêng, nhưng về lâu dài lại làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa.

2.3.2. Những thành công

Quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua của tỉnh Champasak đã đạt được một số kết quả khả quan như sau:

- Thứ nhất, đóng góp vào nguồn vốn đầu tư xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Đây chính là một trong số những thành tựu to lớn và quan trọng trong việc thu hút FDI ở tỉnh Champasak. Trong năm 2019, mặc dù mức độ đóng góp của vốn FDI vào vốn đầu tư toàn tỉnh có giảm xuống nhưng với tình hình là một số dự án FDI đã được đầu tư trong giai đoạn trước bắt đầu đi vào hoạt động nên đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng KT-XH của tỉnh.

- Thứ hai, góp phần tăng năng lực xuất khẩu và tăng thu cho ngân sách của tỉnh.

Khi dự án đi vào hoạt động đã góp phần tăng thu ngân sách đáng kể, phát huy giá trị quỹ đất khi khai thác, diện mạo đô thị ngày càng được chỉnh trang tốt hơn và góp phần thực hiện hoạt động an sinh xã hội.

Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của DN FDI luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, từ đó đóng góp hàng trăm tỷ đồng mỗi năm vào ngân sách của tỉnh. Đây chính là một trong số những đóng góp nổi bật của khu vực FDI. Rõ ràng vai trò của khu vực FDI đối với xuất khẩu của tỉnh hiện rất quan trọng, nhờ khu vực này tỉnh mới giữ được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hiện nay. Cũng chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong tỉnh tiếp cận nhiều hơn với thị trường quốc tế và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

- Thứ ba, đóng góp vào việc chuyển dịch CCKT theo đúng định hướng của tỉnh.

Champasak xây dựng định hướng đến năm 2025 sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính vì thế, trong những năm qua tỉnh đã thu hút được một lượng lớn dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế

biến, chế tạo. Điều này đã giúp tỉnh nhanh chóng chuyển dịch CCKT của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Thứ tư, đóng góp vào giải quyết việc làm và nâng cao trình độ cho lao động địa phương.

Vốn FDI góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho dân cư các địa phương, cải thiện đời sống KT-XH của tỉnh, cải thiện cơ sở hạ tầng, góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp FDI còn tạo điều kiện để nâng cao chất lượng lao động bằng cách cho lao động đi học tại nước ngoài, mở các lớp đào tạo kỹ năng, cho lao động tiếp cận với các công nghệ tiên tiến,... Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các DN đã bắt đầu liên kết với các trường cao đằng, đại học đưa ra chương trình học phù hợp để lao động trong tỉnh có thể đáp ứng được yêu cầu của DN trong thời đại mới.

2.3.3. Những tồn tại chủ yếu

Bên cạnh những thành tựu trên, qua quá trình nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Champasak giai đoạn 2015-2019, tác giả nhận thấy còn có một số điểm hạn chế bất cập như:

- Thứ nhất, vốn FDI đầu tư vào các lĩnh vực không đồng đều.

Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực công nghiệp chiếm tỷ trọng 34,18%, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 27,1%; dịch vụ chiếm 38,72%

Trong khi đó, nếu so với các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thì vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ còn hạn chế. Thế mạnh và tiềm năng của các lĩnh vực

Một phần của tài liệu THU HÚT FDI VÀO TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 94 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w