a. Đẩy mạnh việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Thực tế ở tỉnh Champasak trong thời gian qua đã cho chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm là có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thu hút đầu tư rnước ngoài kém. Trong đó có một nguyên nhân khá quan trọng đó là sự thấp kém của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là CSHT của khu công nghiệp và khu chế xuất.
Trong chính sách đầu tư phát triển CSHT, cần quan tâm đầu tư CSHT đối với khu công nghiệp một cách đồng bộ bao gồm cả hệ thống giao thông, cấp điện, nước, thông tin liên lạc, dịch vụ ngân hàng, sinh hoạt nhà ở, chống ô nhiễm môi trường và vấn đề xử lý nước thải, chất thải.
b. Phối hợp với các tỉnh lân cận
Phối hợp với các tỉnh lân cận như tỉnh Savannakhet, tỉnh Salavăn, tỉnh Khăm Muân… để phát huy và tranh thủ tốt hơn các yếu tố về tài nguyên, thị trường, vị trí địa lý, tạo sức hấp dẫn chung trong khu vực và cho tỉnh Champasak.
c. Thực hiện đồng bộ chính sách khuyến khích đầu tư, kết hợp giữa FDI với đầu tư trong nước, FDI với ODA và các nguồn viện trợ khác
Thuế là công cụ quan trọng có tác động lớn đến môi trường đầu tư. Do vậy tiếp tục cải thiện hệ thống thuế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cam kết quốc tế theo hướng đơn giản hoá các sắc thuế tiến đến áp dụng hệ thống thuế chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thuế tác động đến lợi nhuận. Vì vậy, với việc ký kết hiệp định thương mại Lào - Mỹ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chọn phương án đầu tư sản xuất ngay tại Lào để xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ với thuế suất thấp.
Với việc miễn giảm tiền thuế đất và chính sách ưu đãi nhiều nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước đã quan tâm đầu tư nhiều dự án hơn. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và huy động được thêm nhiều nguồn vốn để phát triển sản xuất và kinh doanh.
Thí điểm việc chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này đăng ký tại thị trường chứng khoán, tạo cho đầu tư trực tiếp nước ngoài có thêm nhiều hình thức mới và kênh mới để thu hút vốn. Thị trường chứng khoán sẽ tác động tích cực đến việc chuyển dịch nguồn vốn đã đầu tư ở các doanh nghiệp 100%, vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp có liên doanh có điều kiện đổi mới cơ cấu vốn, đạt mục tiêu tối đa hoá hiệu quả đồng vốn.
Chúng ta cần chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước đâu tư phát triển sản xuất, kết hợp tốt hơn giữa các nguồn vốn trong nước và nước ngoài về ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ để tạo sự hấp dẫn và kết hợp được các nguồn lực cho phát triển kinh tế.
d. Chú trọng đào tạo cung ứng và phát triển nguồn nhân lực
- Trong hoạt động đầu tư nước ngoài, công tác cán bộ và đào tạo công nhân lành nghề có vai trò đặc biệt quan trọng vì cán bộ vừa tham gia hoạch định chính sách vừa là người vận dụng luật pháp, chính sách để xử lý công việc hằng ngày liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Vì vậy, cần phải gấp rút đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác đầu tư nước ngoài có kỹ năng về xúc tiến đầu tư, về kiến thức luật pháp và ngoại ngữ. Nhất là nâng cao cho những cán bộ này về pháp luật và thông lệ quốc tế. Nắm bắt tình hình kinh tế thị trường thế giới, nghiên cứu tìm hiểu về đối tác để làm tốt công tác vận động xúc tiến đầu tư, quản lý Nhà nước đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc chọn cán bộ phía Lào tham gia liên doanh không những phải chọn những người có kiến thức và năng lực thực tế mà phải có tính hợp tác cao, bảo đảm được quyền lợi của phía Lào.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở LĐTBXH, Ban quản lý các Khu Công nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề
có kỹ thuật làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tạo thuận lợi cho phía nước ngoài trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng cán bộ và công nhân làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Chúng ta cần xã hội hoá công tác này và có thể hỗ trợ các nhà đầu tư một khoản kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng công nhân nếu không ta sẽ mất dần tính hấp dẫn và cạnh tranh về lao động.
- Tỉnh cần sớm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
e. Tăng cường công tác quản lý
Mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng góp tích cực cho nền kinh tế tại tỉnh, doanh thu và xuất khẩu đều tăng qua các năm.
Nhưng về mặt hạn chế và chất lượng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số vấn đề cần được xem xét lại. Trong thực tế chưa nắm sát được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nên việc đánh giá, quản lý còn hạn chế, một số đối tác nước ngoài muốn liên doanh với Lào để tạo dựng chỗ dựa ban đầu và lấy mục đích trước tiên là mở rộng thị trường nên họ tăng cường công tác quảng cáo, do vậy những năm đầu liên doanh liên tục bị lỗ. Mặt khác việc nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm đều do phía nước ngoài đảm nhận, giá cả do phía nước ngoài quyết định, phía Lào không kiểm soát được, nên lỗ thật hay lỗ giả phía Lào cũng không nắm được.
Vấn đề gây ô nhiễm môi trường cũng cần được chú ý để đảm bảo tính bền vững của dự án và không gây hậu quả xấu về môi trường. Thực tế vừa qua có xí nghiệp dể gây ô nhiễm kéo dài nhưng tỉnh xử lý chưa triệt để.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước và thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng và Nhà nước Lào khẳng định không thể chỉ dựa vào nguồn lực trong nước mà còn phải biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài về vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn đóng vai trò trực tiếp và chủ yếu trong việc thực hiện các mục tiêu cực kỳ quan trọng này.
Đề tài nghiên cứu “Thu hút FDI vào tỉnh Champasak, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” đã tập trung vàoviệc nghiên cứu thực trạng, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của quá trình thực hiện FDI trong thời gian qua. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn thực trạng, kết quả đạt được cũng như tồn tại về FDI đã và đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Champasak, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp thu hút đầu tư chủ yếu nhằm thu hút có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI vào tỉnh Champasak trong thời gian tới. Kết quả nổi bật của đề tài thể hiện ở một số điểm cơ bản như sau:
1. Đề tài đã hệ thống hoá được các lý luận liên quan đến vấn đề đầu tư, dự án đầu tư, vốn đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở hệ thống lý luận đó mà sử dụng để phân tích thực trạng vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Champasak thời gian qua.
2. Thông qua các tài liệu thu thập được, đề tài cũng đã khái quát hoá được những đặc điểm nổi bật nhất về thu hút đầu tư hiện nay của tỉnh Champasak. Ngoài ra, đề tài còn làm rõ được những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư. Trên cơ sở đó đã đưa ra những giải pháp cần thiết để khắc phục nhằm thúc đẩy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
3. Đã xác định được những tiền đề cơ bản, những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và hạn chế những chi phí xử lý chúng trong tương lại khi đưa ra những chính sách và giải pháp tiếp nhận phù hợp.
2. Kiến nghị
Như đã trình bày ở các phần trên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả, lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, do bối hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh cao hiện nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng còn khá mới mẽ, còn nhiều yếu kém bất cập. Do vậy, để thúc đẩy làm tốt hơn công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đòi hỏi phải có những chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô, những quyết sách mạnh mẽ hơn ở cấp Trung ương và tỉnh.
Một số kiến nghị với Chính phủ như sau:
1. Với vị thế thuận lợi của tỉnh Champasak trong phát triển kinh tế (cửa ngỏ giao thông, tiềm năng du lịch, thương mai và dịch vụ lớn), đồng thời tỉnh Champasak cũng có vai trò quan trọng về vị trí quốc phòng. Do vậy, Trung ương sớm có chủ trương rà soát lại các vị trí cơ sở quốc phong trên địa bàn Tỉnh, xác định rõ những cơ sở vị trí nào không cần thiết hoặc có thể sắp xếp được thì nên tạo điều kiện cho Tỉnh tận dụng tối đa các lợi thế này để phát triển kinh tế.
2. Chính phủ sớm xem xét cho phép Tỉnh Champasak xây dựng đặc khu kinh tế hoặc khu kinh tế mở để tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại dịch vụ, sớm xây dựng tỉnh Champasak trở thành trọng điểm kinh tế của Miền Nam.
3. Trung ương phân cấp cho chính quyền tỉnh được quyết định làm thử một số chính sách mới về áp dụng các hình thức đầu tư, da dạng hoá lĩnh vực đầu tư như cấp phép doanh nghiệp Nhà nước được huy động vốn cổ phần để tham gia các dự án kinh doanh, cho phép liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài được cổ phần hoá để huy động thêm vốn đầu tư, cho mở rộng việc xây dựng khu vui chơi, giải trí, thể thao… ở Tỉnh Champasak.
Do điều kiện thời gian tương đối ngắn, điều kiện nghiên cứu có hạn nên một số nội dung của đề tài chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát và những nguyên tắc chung, chưa có điều kiện để đi sâu vào nghiên cứu những giải pháp hoặc biện pháp chi tiết cụ thể hơn. Các nội dung đó tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và bổ sung, hoàn chỉnh thêm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Nguyễn Thị Thùy Dương ( 2018), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quãng Ngãi, Luận văn Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
[2] Trần Thị Tuyết Lan (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
[3] Hoàng Thị Bích Loan (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[4] Quốc hội Việt Nam (2009), Luật đầu tư, Nxb Tư pháp, Hà Nội. [5] Nguyễn Ngọc Mai (2006), Giáo trình kinh tế, NXB Thống kê.
[6] Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư Quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [7] Nguyễn Hữu Tâm và Nguyễn Thị Tường Anh (2013), Nghiên cứu định lượng
về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
[8] Trung tâm Thông tin Kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển Tp.Hồ Chí Minh (2009): Xu hướng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) của các công ty đa quốc gia (TNCs: Trans National).
[9] Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
[10] Lê Danh Vĩnh (2009), Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tiếng Lào:
[11] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 5
(2015 - 2019), Viêng Chăn.
[12] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Lào, Viêng Chăn.
[13] Sở Kế hoạch và Đầu tư (2019), Báo cáo tổng quan tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào năm (2015 - 2019), Champasak.
[15] Vilayvong BUTDAKHAM (2010) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Luận văn tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
[16] Tỉnh ủy Champasak (2019), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Champasak lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2015-2019).
[17] Vanxay SEN NHOT (2015), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía bắc ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
[18] Vilayvone PHOMMACHANH (2017), Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ trường đại học Đà Nẵng.
[19] Ủy ban nhân dân tỉnh Champasak (2019), Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Champasak (giai đoạn 2015-2019)
[20] PHONESAY VILAYSACK (2014), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Kết quả khảo sát về thực trạng về môi trường đầu tư của Sengkham Chadavong. công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Champasak .
Bảng 1. Kết quả khảo sát về tình hình chính trị - xã hội
TT Tiêu chí đánh giá Giá trị TB Độ lệch chuẩn 1 Tình hình chính trị trong tỉnh có tính ổn định cao 3.9600 0.78951
2 Hiện tượng tham nhũng ít 3.7000 0.70711
3 Tệ nạn xã hội và tội phạm ít 3.6000 0.91287
Bảng2 Kết quả khảo sát về môi trường văn hóa
TT Tiêu chí đánh giá
Giá trị TB
Độ lệch chuẩn 1 Trình độ giáo dục của dân cư trong vùng cao 3.3200 0.74833 2 Người dân thân thiện và dễ giao tiếp 3.5200 0.50990 3 Người dân đoàn kết và dễ thích nghi 3.5600 0.65064
Bảng 3 Kết quả khảo sát về môi trường kinh tế
TT Tiêu chí đánh giá
Giá trị
TB
Độ lệch
chuẩn
1 Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư cao 3.640 0.7548
2 Lạm phát ổn định 3.920 0.7024
3 Quy mô (dân số) thị trường lớn 3.800 0.76376
4 Kinh tế vùng tăng trưởng nhanh 3.840 .80000
5 Thu nhập bình quân của người dân cao 3.800 0.22474 6 Người dân của khuynh hướng tiêu dùng nhiều 3.620 0.62716
TT Tiêu chí đánh giá Giá trị TB
Độ lệch chuẩn
1
Hệ thống ngân hàng, tài chính trong
Tỉnh rộng khắp 3.640 0.8548
2
Hoạt động tài chính trong Tỉnh hoạt động trôi
chảy, hiệu quả 3.520 0.6024
3 Chính sách tỷ giá ổn định 3.600 0.6376
Bảng 5 Kết quả khảo sát về môi trường pháp lý, hành chính
TT Tiêu chí đánh giá Giá trị TB
Độ lệch chuẩn
1
Hệ thống luật pháp liên quan đến đầu tư và
FDI đồng bộ, nhất quán 3.2400 0.72342
2 Thủ tục hành chính tại địa phương đơn giản 3.2000 0.76376 3 Người đứng đầu địa phương năng động 2.9600 0.84063
4
Chính sách ưu đãi thuế đất, giải phòng mặt
bằng tốt 3.5400 0.59722
5 Chính sách ưu đãi về thuế hấp dẫn 3.1200 0.72572
Bảng 6 Kết quả khảo sát về môi trường lao động
TT Tiêu chí đánh giá Giá trị TB
Độ lệch chuẩn
1 Lao động chất lượng cao luôn sẵn có 3.4000 0.50000
2 Lao động phổ thông luôn sẵn có 3.7200 0.74833
3 Chi phí lao động thấp 3.5200 0.50990
4 Tính kỷ luật và thái độ của người lao động tốt 3.5600 0.65064