a. Điểm mạnh
- Có được những chính sách đúng đắn của Đảng, thích hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn và có sự chú ý trong việc chỉ đạo của Đảng ủy tại tỉnh và Uỷ viên bộ chính trị trung ương đảng.
- Tỉnh có đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Các chương trình xúc tiến được tổ chức khá đa dạng.
- Môi trường đầu tư thông thoáng nên việc sản xuất trong doanh nghiệp đã từng bước có được sự thây đổi; phong trào nối kết về kinh tế quốc tế đã có được sự thúc đẩy khuyến khích và cũng có được sự ủng hộ của mọi tầng lớp trong nước và nước ngoài càng ngày càng tăng.
- Tình hình chính trị tương đối ổn định.
- Có sự kết hợp giữa việc phát triển kinh tế với việc giải quyết vấn đề xã hội đi cùng với việc tạo sự thống nhất trong toàn xã hội và tập trung vào công việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Đội ngũ cán bộ và Đảng viên có sự trung thành, có sự thống nhất cao đối với chính sách của Đảng và đối với công việc thực hiện.
- Có nhiều chính sách ưu đãi về thuế.
b. Điểm yếu
+ Thứ nhất, tỉnh Champasak là tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng do thiếu vốn và công nghệ nên phải kêu gọi đầu tư từ nước ngoài vào khai thác.
+ Thứ hai, Một số nhà đầu tư có thể lợi dụng trình độ công nghệ và quản lý còn yếu kém của tỉnh Champasak, thông qua FDI, chuyển giao những công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu vào tỉnh Champasak.
+ Thứ ba, Nguồn vốn FDI do các chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và sử dụng cho các mục tiêu kinh doanh của họ, nên họ thường đầu tư vào các lĩnh vực, các ngành có hiệu quả kinh tế cao, do đó nhiều khi không trùng khớp với mong muốn của tỉnh Champasak.
+ Thứ tư, mặc dù FDI bổ sung nguồn vốn cho các nước nhận đầu tư nói chung, Lào và tỉnh Champasak nói riêng, nhưng về lâu dài lại làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa.