nước CHDCND Lào
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư Hoàn thiện môi trường đầu tư
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
======000======
Vanhnasin CHANDAVONG
THU HÚT FDI VÀO TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành: Kinh tế học Mã ngành: 8310101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa: PGS.TS. Vũ Kim Dũng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày nay đã và đang tạo ra xu hướng đối với các quốc gia trên thế giới. Điều này làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất, đòi hỏi các các quốc gia mở cửa nền kinh tế, tham gia một cách tích cực vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với xu hướng hợp tác quốc tế, toàn cầu hóa nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invest -FDI) đang là đề tài nóng và ngày càng được quan tâm trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đóng vai trò quan trọng, tạo nguồn lực bổ sung về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý và lao động trình độ cao với phong cách công nghiệp, góp phần tạo việc làm, nâng cao trình độ phát triển nhiều mặt của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân (CHDCND) Lào nói chung và tỉnh Champasak nói riêng.
Tỉnh Champasak là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Lào. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Champasak còn nhiều hạn chế về số lượng, về quy mô dự án, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đây là lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế Lào cũng như của tỉnh Champasak, vì vậy thu hút FDI có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Champasak.
Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI với tỉnh Champasak trở thành vấn đề cấp bách, tác giả chọn đề tài: “Thu hút FDI vào tỉnh Champasak, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào"
để tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài; những điểm mạnh, điểm yếu của đầu từ trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Champasak, từ đó đưa ra phương hướng khắc phục được những điểm yếu đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của nước CHDCND Lào nói chung cũng như tỉnh Champasak nói riêng.
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thu hút FDI. Cho thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về thu hút FDI. Luận văn của tác giả sẽ kế thừa các lý luận và thực tiễn về thu hút FDI từ đó phát triển cơ sở lý luận về thu hút FDI của của tỉnh Champasak.
1.2.1. Các nghiên cứu tại nước ngoài
Nguyễn Hữu Tâm và Nguyễn Thị Tường Anh (2013), Bài báo trình bày hai nội dung cơ bản liên quan đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn hiện nay. Phần một nêu bật những nét chung của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, về xu hướng, việc phân bổ FDI theo vùng kinh tế, khu vực địa lý và theo nước đầu tư trong mối tương quan với các quốc gia trong khu vực và các thời kỳ khác nhau. Phần hai là nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI đổ vào các tỉnh thành ở Việt Nam trong hai giai đoạn 2001 - 2007 và 2008 - 2010 nhằm chỉ ra những thay đổi trong quyết định về địa điểm đầu tư. Tác giả đã đi sâu phân tích giai đoạn thứ hai để chỉ rõ hơn các nhân tố về nguồn lao động và điều kiện chính trị đã tác động đến dòng vốn FDI đổ vào các tỉnh thành như thế nào.
Trần Thị Tuyết Lan (2014), tác giả hướng tới mục tiêu phát huy tối đa các lợi thế so sánh của vùng kinh tế trọng điểm, tạo ra các vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác động lan toả và bứt phá, lôi cuốn các vùng khác cùng phát triển. Do đó, việc thu hút và quản lý hoạt động của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI nhằm thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phát triển theo hướng bền vững là yêu cầu khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của vùng. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30 tháng 7 năm 2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, mở rộng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đến 1-1-2008, Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội, nên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chỉ còn 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là vùng giữ vị trí quan trọng chiến lược trong tiến trình hội nhập sâu, rộng, hiệu quả
với khu vực và thế giới. Bởi lẽ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là vùng duy nhất có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và quan hệ quốc tế của cả nước, nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế, nguồn nhân lực, tập trung nhiều viện nghiên cứu và các trường đại học nhất trong cả nước.
Nguyễn Thị Thùy Dương (2018), tác giả đã đánh giá mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tế về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI và phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quãng Ngãi và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quãng Ngãi theo hướng bền vững.
1.2.2. Các nghiên cứu ở Lào
Vilayvong BUTDAKHAM (2010), tác giả đã nêu lên thực trạng FDI tại CHDCND Lào được phân tích theo một hướng mới: Bắt đầu nghiên cứu từ hệ thống chính sách thu hút FDI là một phương pháp phù hợp với đặc thù đổi mới kinh tế của CHDCND Lào. Qua đó, những đổi mới từ hệ thống thể chế và những thay đổi của thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của CHDCND Lào có được mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó. Bên cạnh đó, những đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế của CHDCND Lào được phân tích dựa trên những đánh giá mối liên hệ giữa đổi mới thể chế và đổi mới thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Phonesay VILAYSACK (2014), tác giả đã hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm về một số vấn đề lý luận cơ bản về FDI, trình bày bức tranh toàn cảnh về thu hút FDI của CHDCND Lào từ năm 1988 đến năm 2008, đánh giá thành công và hạn chế của hoạt động thu hút FDI ở Lào, phân tích các nguyên nhân thành công và hạn chế đó và đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút FDI vào CHDCND Lào trong những năm tới, trong đó có một số quan điểm, giải pháp có tính đột phá về tư duy, quan điểm và lộ trình thực hiện.
Vanxay SENNHOT (2015), tác giảđã khái quát hoá cơ sở khoa học về thu hút FDI, đi sâu vào phân tích hình thức, đặc điểm, tác động của FDI, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Phân tích
toàn diện thực trạng thu hút FDI tại các tỉnh miền núi phía Bắc ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân và đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút FDI vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở CHDCND Lào đến đến năm 2020.
Vilayvone PHOMMACHANH (2017), tác giả đã đánh giá thực trạng thu hút FDI và môi trường thể chế phát triển công nghiệp trong quá trình đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước thông qua các cuộc khảo sát ở các địa phương trên toàn quốc, đề xuất quan điểm và định hướng mới về thu hút FDI xác định tăng cường thu hút FDI thông qua quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp. Rút ra bài học cho các một số địa phương và nước ASEAN từ việc tổng kết kinh nghiệm tăng cường thu hút FDI vào phát triển công nghiệp trong quá trình đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của một số nước trên thế giới và đề xuất một số giải pháp tăng cường nhằm tiếp tục khuyến khích phát triển công nghiệp có hiệu quả hơn trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế năm 2020.
Vấn đề thu hút FDI của tỉnh Champasak cho đến nay chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thường mới được đề cập ở mức độ các báo cáo của các cơ quan chức năng. Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu, luận văn về vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Champasak. Vì vậy việc lựa chọn đề tài “Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak, nước CHDCND Lào” để nghiên cứu của luận văn là mới và cần thiết về cả lý luận lẫn thực tiễn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu rõ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak, nước CHDCND Lào trong giai đoạn 2015 - 2019, qua đó đề xuất giải pháp thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Champasak.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp 4
nước ngoài ở tỉnh Champasak và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak để rút ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục.
- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Champasak.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Champasak nước CHDCND Lào.
-Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Champasak nước CHDCND Lào.
Về thời gian:
Số liệu, tình hình khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Champasak giai đoạn 2015 - 2019.
Các định hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Champasak giai đoạn đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, tác giả đã sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp và phân tích thống kê, có sử dụng kết hợp các bảng, biểu để tính toán, minh họa, so sánh và rút kinh nghiệm. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tác giả còn kế thừa kết quả khảo sát của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Champasak ở phần phụ lục.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm bốn chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak, nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak, nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Một số định nghĩa
a. Đầu tư
Có rất nhiều quan niệm về đầu tư, ở mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau các nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về đầu tư có nhiều điểm khác biệt. Điển hình như:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), đầu tư là “hành động bỏ vốn vào doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp ngân sách, vốn tự có, liên doanh hay vay dài hạn để mua sắm thiết bị mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hóa, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng”. Cách định nghĩa này nhấn mạnh vào đầu tư phát triển, vào hình thái biểu hiện và động lực của đầu tư, nhưng không làm rõ bản chất cũng như chưa phản ánh được nội dung đầy đủ của đầu tư.
Theo Nguyễn Ngọc Mai với Giáo trình Kinh tế đầu tư thì “Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất trí tuệ) nhằm đạt được kết quả có lợi ích cho người đầu tư trong tương lai”. Định nghĩa này nêu được đặc tính khái quát của đầu tư là hành vi bỏ vốn trong hiện tại nhằm đạt được lợi ích trong tương lai. Tuy nhiên, cách tiếp cận của định nghĩa này rộng dễ gây nhầm lẫn giữa hành vi lao động bình thường với hành vi đầu tư thực sự của chủ đầu tư.
Theo luật đầu tư năm 2009 của Việt Nam: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các loại hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Về mặt khoa học, cách định nghĩa này quá chung chung.
Dù có nhiều định nghĩa về đầu tư tùy thuộc và quan điểm và góc nhìn của mỗi nhà nghiên cứu. Nhưng có thể hiểu “Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài
nguyên để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội”.
Các loại đầu tư
Có nhiều cách phân loại đầu tư. Để phục vụ cho việc lập và thẩm định dự án đầu tư, thì cần phải quan tâm đến các loại đầu tư như sau:
Căn cứ vào mỗi quan hệ giữa người bỏ vốn đầu tư và người thực hiện dự án thì có:
Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể. Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước, theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước, hoặc đầu tư của nước ngoài tại một nước nào đó, theo Luật đầu tư nước ngoài tại nước đấy.
Đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không phải là một chủ thể. Trường hợp cần quan tâm nhất là đầu tư gián tiếp bằng vốn của nước ngoài. Đó là loại vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn của Nhà nước vay của nước ngoài với lãi suất ưu đãi. Nhưng loại vốn này do Nhà nước trực tiếp quản lý theo quy chế riêng.
Căn cứ vào người bỏ vốn ra đầu tư và nơi đầu tư thì có:
Đầu tư trong nước
Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại một nước nào đó của các tổ chức, công dân nước đấy, người nước đấy định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở nước đấy. Đầu tư trong nước chịu sự điều chỉnh của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Đầu tư ra nước ngoài
Đây là loại đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân của nước này tại nước khác. Ở Lào hiện nay còn ít trường hợp một tổ chức hoặc công dân Lào đầu tư sang các nước khác nên cũng chưa có luật. Mặc dù vậy, loại đầu tư này có nhiều đặc điểm cần quan tâm, nếu nắm được sẽ có thêm thuận lợi khi đàm phán với các đối tác