Phương pháp và công cụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của uỷ ban

Một phần của tài liệu KIỂM TRA KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC (Trang 35 - 39)

uỷ ban kiểm tra đảng đối với ban thường vụ đảng uỷ cấp dưới

1.2.5.1. Phương pháp kiểm tra

Khi tiến hành kiểm tra, chủ thể kiểm tra phải thực hiện đúng theo các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, đúng với các phương pháp công tác đảng, cụ thể là:

- Phương pháp dựa vào hệ thống tổ chức đảng để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ nhằm hiểu rõ đặc điểm tình hình, điều kiện, hoàn cảnh, khó khăn, thuận lợi, ưu điểm, khuyết điểm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra. Từ đó, có cơ sở cho việc xem xét, kết luận về nội dung kiểm tra. Khi sử dụng phương pháp này, chủ thể kiểm tra cần hiểu rõ tình hình của tổ chức đảng tại từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể để có cách vận dụng phương pháp cho phù hợp.

- Phương pháp phát huy tinh thần tự giác của đối tượng kiểm tra: Chủ thể kiểm tra sử dụng kỹ năng nghiệp vụ để tác động vào mặt tư tưởng của đối tượng kiểm tra để đối tượng tự giác nhận thức được ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm; từ đó trở lại phối hợp với chủ thể kiểm tra trong khi kiểm tra. Trường hợp đối tượng kiểm tra quanh co, giấu giếm sai lầm, khuyết điểm, vi phạm, chủ thể kiểm tra phải vừa kiên trì thuyết phục, vận động vừa kết hợp với đấu tranh, chủ động thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ xác đáng, đưa ra lập luận để làm rõ đúng, sai.

- Phương pháp phát huy tinh thần xây dựng Đảng của quần chúng nhân dân: Các hoạt động thường ngày của tổ chức đảng luôn được quần chúng quan sát, nhận biết. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp này nhằm phát huy nhận biết, thông tin quan trọng của nhân dân vào việc kiểm tra để phục vụ cho quá trình kiểm tra được

thuận lợi, có thêm điều kiện, cơ sở xem xét, kết luận về nội dung kiểm tra được chính xác, toàn diện, khách quan. Việc lấy ý kiến nhân dân về đối tượng kiểm tra có thể được tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Phương pháp phối hợp giữa kiểm tra của Đảng với thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân, kiểm tra của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp và với các ban, ngành có liên quan: Thực tế việc lãnh đạo, quản lý tổ chức đảng và đảng viên được tổ chức, quản lý chặt chẽ nhưng có sự phân cấp, theo từng hệ thống riêng biệt; tuy Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị và Nhà nước nhưng không bao biện, làm thay. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, mọi chủ trương, đường lối của Đảng đã được cụ thể hóa vào trong Điều lệ, quy định của các tổ chức đảng, đoàn thể đó. Việc tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Điều lệ, quy định của tổ chức mà mình là thành viên hay pháp luật cũng là vi phạm kỷ luật đảng. Do đó, để có cơ sở kết luận nội dung kiểm tra được toàn diện, chính xác thì chủ thể kiểm tra cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong hệ thống chính trị.

- Phương pháp thẩm tra, xác minh: Là phương pháp được sử dụng đồng thời cùng với các phương pháp khác nhằm hỗ trợ UBKT có cơ sở xem xét, kết luận rõ ràng, chính xác về nội dung kiểm tra, đặc biệt phát huy hiệu quả trong trường hợp đối tượng kiểm tra và các tổ chức, cá nhân liên quan có tư tưởng hữu khuynh, thiếu tính chiến đấu, dung túng, bao che, còn đối tượng kiểm tra chưa tự giác tự, còn quanh co, giấu giếm, tìm cách đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra.

Việc sử dụng phương pháp thẩm tra, xác minh nhằm tìm kiếm, sưu tầm bằng chứng, vật chứng và kết hợp lại để làm rõ về bối cảnh, điều kiện, thực tiễn đã xảy ra của sự việc, khi cần thiết thì sử dụng công cụ thống kê số liệu, dữ liệu và tiến hành xử lý dữ liệu bằng cách so sánh, phân tích tính hợp lý, lô-gic làm cơ sở cho việc xem xét, lựa chọn bước đi tiếp theo của cuộc kiểm tra (khi đang trong giai đoạn thực hiện kiểm tra) hoặc phục vụ cho việc xem xét, đánh giá, kết luận về nội dung kiểm tra, nhằm xác định rõ đúng sai, chân tướng sự việc.

1.2.5.2. Công cụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra đảng đối với ban thường vụ đảng ủy cấp dưới

- Các quy định của Đảng, các bộ luật, quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; điều lệ, quy định của các tổ chức chính trị xã hội để xem xét, đánh giá, kết luận: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã nêu văn bản quy định pháp luật là loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đúng theo trình tự, thủ tục được quy định trước và khi nó có hiệu lực thi hành thì các đối tượng được điều chỉnh bởi quy định bắt buộc phải thực hiện theo nhằm bảo đảm rằng các hành vi, các quan hệ trong xã hội đều phải theo một chuẩn mực nhất định. Như vậy, khi tiến hành kiểm tra khi có DHVP, chủ thể kiểm tra căn cứ vào các điều khoản pháp luật quy định đối với hành vi, nội dung được kiểm tra để xem xét, xác định việc chấp hành hoặc không chấp hành pháp luật, từ đó làm căn cứ xác định vi phạm của đối tượng kiểm tra.

- Công cụ kế hoạch, giao nhiệm vụ công tác cho đối tượng kiểm tra: Trong tổ chức và hoạt động, các cấp ủy, cơ quan, tổ chức đảng cấp trên của tổ chức cấp dưới; cơ quan có thẩm quyền quản lý của cán bộ, đảng viên có nhiều biện pháp nhằm quản lý thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý, trong đó có phương pháp thường được sử dụng là phê duyệt kế hoạch công tác của tổ chức đảng cấp dưới vào đầu kỳ công tác (thực chất là giao nhiệm vụ hoạt động), đối với cá nhân cán bộ, đảng viên là phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể để từng cá nhân phụ trách, giải quyết. Cuối kỳ, cơ quan quản lý tiến hành xem xét, đối chiếu giữa kết quả hoạt động thực tế trong kỳ với kế hoạch nhiệm vụ được giao đầu kỳ (đối với cơ quan, tổ chức đảng) hoặc so với nhiệm vụ giao cán bộ, đảng viên phụ trách (đối với cá nhân) để đánh giá mức độ, kết quả, hiệu quả thực thi nhiệm vụ của tổ chức đảng, đảng viên. Trong hoạt động kiểm tra khi có DHVP, chủ thể kiểm tra thường sử dụng công cụ kế hoạch này của chủ thể quản lý để phân tích, xem xét, liên hệ, đánh giá về những nội dung kiểm tra có liên quan của đối tượng kiểm tra.

- Thông tin, chứng cứ: Chủ thể kiểm tra tiến hành thu thập thông tin, chứng cứ là những dữ liệu quan trọng mang tính pháp lý cho các kết luận kiểm tra gồm các

loại hồ sơ, tài liệu, chứng từ, hóa đơn, văn bản có liên quan tới nội dung kiểm tra... Thu thập thông tin từ nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau như khai thác tư liệu, tài liệu; gặp gỡ, trao đổi với các tổ chức, cá nhân có liên quan; dư luận và trên các phương tiện thông tin đại chúng; tại các cuộc họp của tổ chức đảng.

- Máy móc thiết bị xử lý tài liệu, thiết bị lưu trữ thông tin: Trong quá trình thực hiện kiểm tra khi có DHVP, UBKT đảng và đoàn kiểm tra tiến hành làm việc với nhiều tổ chức đảng, cá nhân có liên quan, tập hợp, sưu tầm khối lượng lớn văn bản, tài liệu, chứng cứ đã xảy ra trong cả quá trình kiểm tra, thậm chí là qua nhiều nhiệm kỳ; hầu hết tài liệu công tác của UBKT là tài liệu có độ mật. Do đó, mỗi cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ cần được UBKT trang bị máy móc xử lý công việc như máy tính cá nhân có dung lượng lưu trữ, khả năng xử lý nhanh, thiết bị USB theo tiêu chuẩn bảo mật để lưu trữ file tài liệu, văn bản; phòng làm việc riêng của đoàn kiểm tra và tủ, hòm trang bị khóa bảo mật thông tin, tài liệu.

Một phần của tài liệu KIỂM TRA KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w