Tính đến hết năm 2018, cả nước có 490 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018) và nhiều doanh nghiệp có phần vốn đầu tư chi phối của nhà nước. Tuy nhiên, số tổ chức đảng tại các doanh nghiệp nhà nước được UBKTTW theo dõi, giám sát thường xuyên gồm:
Bảng 2.2: Lĩnh vực hoạt động, quy mô vốn chủ sở hữu của một số TĐ, TCT nhà nước hiện nay
ST
T Tên tập đoàn, tổng công ty Ngành nghề, lĩnh vựchoạt động chính
Vốn chủ sở hữu,
tháng 12/2019
(Tỷ đồng)
1 TĐ Dầu khí Việt Nam Khai thác, chế biến dầu, khí, công nghiệp điện 479.126 2 TĐ Than, Khoáng sản Việt Nam
Công nghiệp than, khoáng sản, luyện kim, vật liệu nổ,
điện 40.700
3 TĐ Điện lực Việt Nam Công nghiệp điện, lưới điện 226.414 4 TĐ Bưu chính Viễn thông Việt Nam Kinh doanh sản phẩm, dịch vụviễn thông, công nghệ thông
tin, truyền thông
67.863 5 TCT Hàng hải Việt Nam Kinh doanh, dịch vụ vận tải 10.061 6 TCT Hàng không Việt Nam Kinh doanh, dịch vụ vận tải 18.602 7 TCT Đường sắt Việt Nam Kinh doanh, dịch vụ vận tải 3.504
8 Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam Kinh doanh bảo hiểm 5.847
9 Ngân hàng (NH) Phát triển Việt Nam Tài chính, dịch vụ NH, tín dụng 15.549
10 NH Chính sách xã hội Tài chính, NH, tín dụng 41.194
11
NH Thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Việt
Nam Tài chính, NH, tín dụng 77.355
12 NH TMCP Đầu tư Phát triển
Việt Nam Tài chính, NH, tín dụng 77.653
13 NH TMCP Ngoại thương Việt Nam Tài chính, NH, tín dụng 80.883 14 NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Tài chính, NH, tín dụng 69.242
15 TCT Lương thực miền Bắc Lương thực, thực phẩm 7.148
16 TCT Lương thực miền Nam Lương thực, thực phẩm 3.204
17 TĐ Công nghiệp Cao su ViệtNam Công nghiệp cao su 50.527
18 TĐ Hóa chất Việt Nam Công nghiệp hóa chất 18.101
19 TCT Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước Đầu tư, kinh doanh vốn 53.317
Nguồn: ĐUK DNTW, 2020
xếp nhằm thu gọn các đầu mối hoạt động, tập trung vào những ngành, lĩnh vực hoạt động chính, có thế mạnh, hoạt động kinh doanh từng bước được điều chỉnh theo hướng nâng cao sự tự chủ, theo nguyên tắc, cơ chế thị trường, bình đẳng, minh bạch. Từ đó, có những tập đoàn, tổng công ty cải thiện được hiệu quả trong hoạt động, sức cạnh tranh được cải thiện.
Tuy nhiên, khi đánh giá ở nhiều mặt khía cạnh của các TĐ, TCT nhà nước còn nhận thấy có những hạn chế như vai trò tạo động lực để đủ sức dẫn dắt, định hướng nền kinh tế đất nước chưa được tương xứng với những nguồn lực đã được đầu tư. Một số đơn vị có công tác quản trị kém linh hoạt, chưa nắm bắt tốt tình hình thị trường, thiếu sự công khai minh bạch, dẫn tới kinh doanh còn thua lỗ, không ổn định, thậm trí là thất thoát nguồn lực đã được đầu tư. Tuy Nhà nước đã quy định về lộ trình việc xây dựng và thực hiện các đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp, nhưng nhiều TĐ, TCT nhà nước xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt còn chậm, công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trong những doanh nghiệp mà nhà nước không cần giữ vốn chi phối còn gặp nhiều khó khăn, yếu kém, chưa đạt lộ trình yêu cầu; cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước còn có phần hạn chế, vai trò, trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa thực sự rõ ràng, minh bạch dẫn tới khó đánh giá, quy trách nhiệm trong quản lý, điều hành doanh nghiệp; công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ nhất là đối với lãnh đạo cấp cao, người điều hành doanh nghiệp nhà nước còn có bất cập, chưa đáp ứng kỳ vọng quản lý và cơ chế thị trường. Phương thức Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng trong các TĐ, TCT còn gặp khó khăn, tại một số đơn vị vai trò của tổ chức đảng còn hạn chế, cơ chế làm việc tập thể chưa thực sự được phát huy (BCHTW, 2017).