Hạn chế trong kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Trung

Một phần của tài liệu KIỂM TRA KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC (Trang 78 - 81)

Kiểm tra Trung ương đối với ban thường vụ đảng ủy các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

2.4.3.1. Hạn chế về bộ máy kiểm tra

- Các bộ phận, đơn vị trực có sự biến động về nhân sự vào, ra dẫn tới những thách thức cho bộ máy lãnh đạo, quản lý trong việc bố trí nhân sự tại các vụ, đơn vị trực thuộc để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng được thường xuyên, liên tục và trong xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm để bộ máy có thể sớm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được

giao.

- Cơ cấu giới tính của cán bộ, công chức tham gia các đoàn kiểm tra khi có DHVP còn mất cân đối gây ra những trở ngại, khó khăn cho UBKTTW khi lựa chọn, bố trí vào những vị trí công tác đòi hỏi là cán bộ nữ.

- Số lượng cán bộ, công chức có kinh nghiệm về hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát tại các địa bàn là các doanh nghiệp nhà nước, đã gây trở ngại, khó khăn cho UBKTTW khi lựa chọn, bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có DHVP.

- Số lượng cán bộ thuộc nhóm có thâm niên công tác 5-10 năm tại UBKTTW đang có xu hướng giảm dần qua các năm dẫn tới nguy cơ về sự thiếu hụt cán bộ kế cận giữa các độ tuổi và cần có giải pháp bổ sung để bảo đảm cơ cấu hài hòa, có đủ số lượng kế thừa giữa ba nhóm trong thời gian tới.

2.4.3.2. Hạn chế về nội dung kiểm tra

Tổng hợp theo thông cáo báo chí của UBKTTW thông tin về kết luận của UBKTTW về các nội dung kiểm tra khi có DHVP tại 06 BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước giai đoạn 2016-2019 cho thấy:

+ Một số BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước được UBKTTW kiểm tra thời gian qua là về một số nội dung như: Thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng thông qua kiểm tra việc xây dựng, triển khai thực hiện quy chế làm việc; việc thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí thông qua thực hiện chương trình, dự án, đầu tư vốn, quản lý sử dụng đất, hoạt động tín dụng..., công tác tổ chức cán bộ. Thực trạng còn 02 nội dung [(i) Thực hiện quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, (ii) Việc quản lý, giáo dục tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên trong đảng bộ], chưa phát hiện có DHVP, chưa tiến hành kiểm tra nên chưa có số liệu về các cuộc kiểm tra độc lập hoặc riêng về hai nội dung này, dẫn tới chưa có cơ sở thực tiễn để tổng kết, rút kinh nghiệm công tác đối với hoạt động kiểm tra về hai nội dung trên.

đạo, chỉ đạo của BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước với hoạt động điều hành, quản lý doanh nghiệp từ 02 đến 03 nội dung (phạm vi thời gian dài, khối lượng công việc rất lớn, phức tạp) với điều kiện nhân lực, thời gian làm việc của đoàn kiểm tra rất hữu hạn, dẫn tới áp lực về tiến độ, khối lượng công việc phải nghiên cứu của mỗi thành viên rất lớn đã tác động trực tiếp lên chất lượng, hiệu quả kiểm tra khi có DHVP và quan điểm công tác của ngành Kiểm tra Đảng là “kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm”.

2.4.3.3. Hạn chế trong phương pháp, công cụ kiểm tra

- Về phương pháp kiểm tra: Các phương pháp kiểm tra khi có DHVP mới chỉ khái quát, chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết, cụ thể về cách thức, đối tượng sử dụng, chưa được tập huấn, đào tạo về cách sử dụng.

- Về công cụ kiểm tra:

+ Quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn thiếu và có nhiều bất cập: (i) Trong hệ thống tổ chức của Đảng, ĐUK DNTW là cấp trên trực tiếp, chịu trách nhiệm trước hết trong việc giám sát, kiểm tra với BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước. Việc UBKTTW tiến hành giám sát, kiểm tra như thời gian qua là cách cấp, nhưng chưa có văn bản quy định thật rõ, đầy đủ dẫn tới khó khăn, vướng mắc trong triển khai nắm tình hình, thực hiện kiểm tra. (ii) giữa UBKTTW và một số tổ chức đảng như Ban cán sự đảng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Trung ương chưa có quy chế phối hợp công tác, quy chế phối hợp với ĐUK DNTW ban hành đã lâu cần rà soát sửa đổi, bổ sung. (iii) quy định của Đảng về thẩm quyền của UBKT trong xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm còn hạn chế, chưa đầy đủ dẫn tới có trường hợp UBKT đã thực hiện xong quy trình nhưng không thể quyết định kỷ luật, phải chuyển hồ sơ để tổ chức đảng khác xử lý, làm kéo dài quy trình xử lý kỷ luật. (iv) Nhiều văn bản pháp luật là cơ sở, căn cứ cho các TĐ, TCT nhà nước triển khai thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng có nội dung bất cập, thiếu nhất quán, thậm chí là xung đột, chồng chéo.

+ Trang bị truy cập internet chất lượng còn hạn chế, thiết bị sử dụng cho việc phô-tô-cóp-py, scan tài liệu số lượng ít, phải sử dụng chung, quy trình khai thác

phức tạp, phải chuyển đổi qua nhiều công đoạn, USB bảo mật thao tác sử dụng phức tạp; chưa có cơ sở dữ liệu về DHVP của các tổ chức đảng, đảng viên.

Những hạn chế trên dẫn tới khó khăn, trở ngại cho cán bộ kiểm tra trong việc tra cứu quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước và nghiên cứu nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra, đối chiếu để xác định rõ đúng, sai về nội dung kiểm tra.

2.4.3.4. Hạn chế trong tổ chức thực hiện quy trình kiểm tra

- Quy trình kiểm tra khi có DHVP đã được UBKTTW ban hành, nhưng mới là quy trình dùng chung, chưa có quy trình riêng cho từng đối tượng, nhóm nội dung kiểm tra, dẫn tới có trường hợp khác biệt thì khó khăn trong việc áp dụng quy trình kiểm tra và phải tiến hành xin ý kiến để tiếp tục thực hiện.

- Trình tự thực hiện một số nội dung trong quy trình nên điều chỉnh cho hợp lý hơn: Theo quy trình kiểm tra, ngay khi tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra, đoàn kiểm tra chưa được đối tượng kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu và nội dung cụ thể cần thẩm tra, xác minh nhưng đã phải xây dựng lịch trình kiểm tra (bao gồm cả kế hoạch làm việc với các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan) dễ dẫn tới khả năng có nội dung sau này đối tượng kiểm tra phải cung cấp hồ sơ, làm rõ mà không phải làm việc với tổ chức đảng liên quan, như vậy nếu đưa vào lịch trình trước khi nghiên cứu hồ sơ được cung cấp có thể có hoạt động của đoàn sẽ là không cần thiết, làm kéo dài thời gian kiểm tra.

Một phần của tài liệu KIỂM TRA KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w