ban Kiểm tra Trung ương đối với ban thường vụ đảng ủy các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
- Rà soát, đánh giá những lĩnh vực, địa bàn trọng điểm dễ phát sinh tiêu cực, vi phạm để xác định rõ được những vấn đề, nội dung cụ thể gì cần nghiên cứu, chuẩn bị để tiến hành kiểm tra theo từng giai đoạn sau này. Từ đó, xây dựng các kế hoạch, lộ trình thực hiện tuyển chọn công chức theo cơ cấu nào, số lượng cụ thể, chuyên ngành và bồi dưỡng để chủ động nhu cầu khi kiểm tra có DHVP đối với những nội dung đó.
- UBKTTW cần kiên quyết yêu cầu các vụ, đơn vị chức năng thực hiện đúng phương châm “kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm”. Theo đó, thay vì cho phép các đơn vị đề xuất kiểm tra nhiều nội dung, thì chỉ cho phép xác định, lựa chọn, tập trung kiểm tra 01 nội dung, tối đa là 02 nội dung là lĩnh vực trọng điểm, nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực trong TĐ, TCT nhà nước, đồng thời có cơ chế, đánh giá, nhận xét về chất lượng tham mưu đã sát, tương thích chưa, ví dụ như:
+ Kiểm tra công tác tổ chức, cán bộ: Tập trung kiểm tra các chức danh bí thư đảng ủy, chủ tịch hội đồng quản trị các TĐ, TCT nhà nước do nắm nhiều quyền lực, cần kiểm tra tổ chức đảng có biểu hiện mất dân chủ, triệt tiêu mọi ý kiến đóng góp xây dựng của quần chúng, đảng viên; làm rõ có hay không có dư luận về việc lợi dụng quyền lực được giao để thao túng, lôi kéo cán bộ trong tổ chức nhằm chi phối, làm mất vai trò của các tổ chức làm việc theo chế độ tập thể để phê duyệt quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, nâng lương, thay đổi vị trí công tác cho một số cán bộ thân tín, người thân của mình hoặc cho những người đã bỏ tiền ra chạy không đúng tiêu chuẩn, điều kiện, không đúng quy định.
+ Kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí, tham nhũng trong hoạt động đấu thầu, đấu giá: Pháp luật quy định nhiều nội dung đầu tư, mua sắm phải tiến hành đấu thầu, kiểm tra cần tập trung làm rõ cán bộ lãnh đạo, quản lý lợi dụng vị trí của mình đã can thiệp trái phép vào quá trình đấu thầu nhằm thu vén lợi ích cá nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước, doanh nghiệp, do đó cần kiểm tra làm rõ có hay không có việc dàn xếp quân xanh, quân đỏ trong đấu thầu, thông thầu; chỉ định thầu không đúng thẩm quyền, không đủ điều kiện; lựa chọn nhà thầu khi năng lực kinh nghiệm yếu, khả năng tài chính không đáp ứng yêu cầu.
Hoặc trong đấu giá quyền sử dụng đất, cần kiểm tra việc đấu giá, cho thuê đất với giá trị thấp đã đáp ứng yêu cầu, quy định hay không; việc chấp hành quy định về thủ tục công khai thông tin đấu giá; căn cứ, cơ chế xác định giá đất đã đáp ứng yêu cầu rõ ràng và có cơ chế kiểm soát, giám sát đảm bảo sự minh bạch, chặt chẽ và không bị thao túng hay không.
+ Việc doanh nghiệp quản lý, sử dụng đất đai được giao: Là hoạt động dễ nảy sinh tiêu cực do còn có những trường hợp lãnh đạo doanh nghiệp, người có thẩm quyền lợi dụng quy định về đất đai chưa đồng bộ, còn bất cập, lỏng lẻo đã ưu ái, làm ngơ cho người nhà, người thân, người quen chiếm dụng, sử dụng, thuê mướn lại đất đai được nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng với chi phí thấp không bình thường, không đúng mục đích giao đất ban đầu. Sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để đầu tư, hợp tác kinh doanh nhưng sau đó tìm các nguyên nhân, lý do không tiếp tục đầu tư và chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền
sử dụng đất với quy trình thủ tục không đúng làm giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường để tạo điều kiện cho bên nhận chuyển nhượng thu lợi ích, gây thất thoát tài sản của doanh nghiệp.
+ Trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng: Tập trung kiểm tra việc có hay không tổ chức tín dụng, ngân hàng còn ưu ái không đúng quy định khi tiến hành bảo lãnh, cấp tín dụng cho doanh nghiệp, dự án đầu tư còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí không đủ điều kiện, để doanh nghiệp lập hồ sơ khống, giá trị tài sản thế chấp bị nâng lên không đúng quy định, không có khả năng bảo lãnh... nhưng do doanh nghiệp đã bôi trơn bằng nhiều hình thức như chiết khấu theo tỷ lệ phần trăm được vay, đi tham quan, du lịch nên lãnh đạo ngân hàng và người có thẩm quyền thiếu lành mạnh, minh bạch và bỏ qua các thủ tục thẩm định trước khi cho vay.
- UBKTTW tiến hành một số cuộc kiểm tra khi có DHVP đối với BTVĐU các TĐ, TCT về 02 nội dung: (i) việc thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, việc thi hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. (ii) việc quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Từ đó lấy làm cơ sở, UBKTTW tiến hành tổng kết nội dung kiểm tra, tổ chức rút kinh nghiệm và xây dựng quy trình, hoàn thiện phương pháp, quy định và nêu công cụ kiểm tra phù hợp cho UBKT cấp dưới và các đoàn kiểm tra thực hiện, học tập.
3.2.3. Hoàn thiện phương pháp và công cụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với ban thường vụ đảng ủy các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
3.2.3.1. Hoàn thiện các phương pháp kiểm tra khi có DHVP của UBKTTW đối với BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước
- Bên cạnh các phương pháp và công cụ kiểm tra cơ bản, nghiên cứu, thí điểm sử dụng các phương pháp công cụ như đối chất, đối thoại, trưng cầu giám định, thẩm định; sử dụng nhân chứng, tham khảo ý kiến chuyên gia để xem xét, đánh giá và kết luận về nội dung kiểm tra; thí điểm vận dụng một số phương pháp điều tra của cơ quan pháp luật như ghi âm, ghi hình.
pháp luật về tham nhũng thì chỉ đạo, yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành một số biện pháp nghiệp vụ điều tra cần thiết (nhất là các biện pháp kỹ thuật) theo đúng yêu cầu của UBKTTW, chịu trách nhiệm về kết quả điều tra đó, báo cáo UBKTTW xem xét, kết luận. (ii) Khi UBKTTW phát hiện có DHVP pháp luật về tham nhũng thì yêu cầu cơ quan điều tra cử cán bộ phối hợp thực hiện và được sử dụng một số biện pháp nghiệp vụ điều tra (chủ yếu là biện pháp kỹ thuật) trong quá trình tiến hành kiểm tra, dưới sự chỉ đạo, giám sát, kiểm soát của UBKTTW. (iii) Khi UBKTTW phát hiện có DHVP pháp luật về tham nhũng thì trực tiếp áp dụng kỹ thuật điều tra và sử dụng cho việc xem xét, kết luận nội dung kiểm tra.
- UBKTTW, Thường trực UBKTTW tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của đoàn kiểm tra và các thành viên trong đoàn, qua đó nắm bắt, phản biện về phương pháp, biện pháp nghiệp vụ và kết quả kiểm tra của cán bộ kiểm tra nhằm tránh những trường hợp cán bộ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ xuê xoa, đơn giản trong thẩm tra, xác minh không đầy đủ, suy diễn một chiều...
3.2.3.2. Hoàn thiện các công cụ kiểm tra khi có DHVP của UBKTTW đối với BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước
- Thông qua hoạt động kiểm tra khi có DHVP tại các BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước, UBKTTW rà soát, tổng hợp nội dung khó khăn, bất cập để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy chế, quy định như: (i) Quy chế thực hiện dân chủ, Quy chế chất vấn trong Đảng, Quy chế về chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng; Quy định về chế độ giải mật thông tin phục vụ cho hoạt động kiểm tra khi có DHVP. (ii) Quy chế phối hợp giữa UBKTTW với ĐUK Doanh nghiệp Trung ương; xây dựng mới quy chế phối hợp giữa UBKTTW với BCSĐ Ngân hàng nhà nước, UBQL vốn nhà nước tại doanh nghiệp...
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, danh mục các vấn đề, nội dung về các DHVP của tổ chức đảng và đảng viên và thông báo trong toàn bộ hệ thống UBKT gắn với việc thiết lập phân quyền truy cập, có các biện pháp bảo mật để phục vụ cho ủy ban kiểm tra các cấp trong việc tìm kiếm, tổng hợp thông tin, nghiên cứu về nội dung, đối tượng kiểm tra và có cơ sở, căn cứ nhận diện, chủ động phát hiện DHVP
thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm này.
- Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, trước hết là phần mềm chuyên dùng cho việc lọc thông tin, tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, lọc thông tin trong tài liệu thu thập được, phần mềm chuyển đổi từ lời nói sang chữ viết, phần mềm hỗ trợ xử lý dữ liệu, hỗ trợ tra cứu quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thiết bị truy cập internet, trang bị và duy trì quyền truy cập, sử dụng dữ liệu văn bản pháp luật tại trang tin Thư viện Pháp luật Việt Nam online, hệ thống các thư viện điện tử để có thể tiếp cận, nghiên cứu sách, báo, công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành... nhằm giúp cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ đạt chất lượng, từng bước nâng cao hiệu quả công việc, có điều kiện giảm được áp lực về thời gian, khối lượng công việc. Việc đầu tư vật chất phải đồng thời với quá trình đào tạo sử dụng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào các khâu, các hoạt động của quy trình kiểm tra.