Trung ương đối với ban thường vụ đảng ủy các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
2.3.1. Tổ chức bộ máy kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với ban thường vụ đảng ủy các tập đoàn, tổng công ty nhà nước Trung ương đối với ban thường vụ đảng ủy các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
Số liệu về thực trạng tổ chức bộ máy kiểm tra khi có DHVP của UBKTTW được thể hiện tại Bảng số 2.6, cụ thể là:
Bảng 2.4: Số liệu về nhân sự kiểm tra khi có DHVP của UBKTTW (không bao gồm nhân viên, lao động hợp đồng) đối với BTVĐU các TĐ, TCT
nhà nước, giai đoạn 2016-2019
STT Tiêu chí phân loại Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Tổng số cán bộ, công chức (trừ nhân viên, lao động hợp đồng)
- Số nghỉ hưu trong năm - Số bổ sung mới trong năm
201 6 6 203 12 14 202 14 13 213 8 19 2 Phân theo chức vụ đảm nhiệm: - Thường trực UBKTTW - Thành viên UBKTTW - Trợ lý Chủ nhiệm UBKTTW
- Vụ trưởng và tương đương - Phó vụ trưởng trở xuống 8 13 1 14 165 8 12 1 15 166 8 10 0 14 170 6 15 0 15 177 3 Phân theo giới tính cán bộ:
- Nam
- Nữ 17130 16933 16735 17637
4 Phân theo trình độ chuyên môn của cán bộ: - Tiến sỹ - Thạc sỹ - Đại học 10 58 133 12 64 126 12 69 121 17 76 120 5 Phân theo trình độ lý luận
chính trị của cán bộ:
- Cao cấp hoặc tương đương - Trung cấp - Sơ cấp 187 13 0 188 11 3 187 13 2 190 17 6 6 Phân theo thời gian công tác
tại Cơ quan UBKTTW:
- Trên 10 năm - Từ 5-10 năm - Dưới 5 năm 110 64 27 112 54 36 118 37 47 124 26 63 7 Phân theo kinh nghiệm công
tác tại doanh nghiệp
- Đã công tác tại doanh nghiệp
- Chưa làm trong doanh nghiệp 20 181 21 182 22 180 25 188
Nguồn: Học viên tổng hợp, xây dựng
Số liệu thống kê tại Bảng số 2.4 cho thấy: Bộ máy kiểm tra khi có DHVP của UBKTTW thường xuyên có số lượng cán bộ tương đối ổn định đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kiểm tra khi có DHVP trong giai đoạn hiện nay, cụ thể từng loại như sau:
- Tổng số cán bộ, công chức trực tiếp kiểm tra khi có DHVP tương đối ổn định qua 4 năm từ 2016-2019, dao động quanh mốc 200 - 213 người, giúp cho bộ máy kiểm tra của UBKTTW duy trì được sự ổn định, ít bị xáo trộn trong việc bố trí, sắp xếp nhân sự vào các vị trí công tác, vào các đơn vị, bộ phận để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Về cơ cấu, số lượng lãnh đạo các cấp giai đoạn 2016-2019 cho thấy UBKTTW có đội ngũ lãnh đạo tương đối ổn định, ít biến động cho thấy sự quan tâm xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong nội bộ cơ quan là thường xuyên, giúp cho các vụ, đơn vị có người đứng đầu điều hành công việc, thực hiện chức năng tham mưu không bị gián đoạn, cụ thể: (i) Đối với bộ máy lãnh đạo UBKTTW số liệu thống kê cho thấy có sự biến động giảm ở giai đoạn giữa nhiệm kỳ cụ thể năm 2017 giảm 01, năm 2018 giảm tiếp 02 người, song đã sớm được bổ sung đủ 21 thành viên vào năm 2019. (ii) Số liệu về cán bộ giữ chức vụ vụ trưởng và tương đương ở mức 14 hoặc 15 người, tương ứng với số lượng 14 vụ, đơn vị trực thuộc UBKTTW và 01 đồng chí giữ chức vụ trưởng làm thư ký lãnh đạo. (iii) Số lượng cán bộ từ phó vụ trưởng trở xuống có sự tăng chậm, phù hợp với mức tăng số cán bộ, công chức toàn cơ quan.
- Số liệu về cơ cấu cán bộ làm kiểm tra khi có DHVP chia theo trình độ chuyên môn được đào tạo và trình độ lý luận chính trị luôn ở mức cao và có xu hướng tốt dần lên qua từng năm. Nếu như năm 2016 số cán bộ có trình độ tiến sỹ và thạc sỹ chỉ là 68 người (chiếm 33%) thì tới năm 2019 lên tới 93 người (chiếm 43,6% tổng số cán bộ, công chức). Tương tự như vậy, số cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp và tương đương luôn ở mức cao, năm 2016 là 187 trường hợp, năm 2019 là 190 người và đều quanh mốc 90% tổng số cán bộ, công chức. Điều đó
thể hiện những năm qua UBKTTW quan tâm, chú ý trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ làm công tác kiểm tra đảng.
- Về cơ cấu cán bộ, công chức khi chia theo thời gian công tác tại UBKTTW, số cán bộ có từ 10 năm công tác trở lên chiếm đa số, trong giai đoạn 2016-2019 thấp nhất là năm 2016 có 110 người (chiếm 54,72% trở lên); số có thời gian công tác từ 5 năm đến dưới 10 năm có xu hướng giảm dần từ mức 64 người (chiếm 31,84%) năm 2016 và còn 26 người (chiếm 12,2%) vào năm 2019, số công chức mới tiếp nhận (thời gian công tác dưới 5 năm) có xu hướng tăng lên từ 27 người (chiếm 13,4%) năm 2016 tăng dần qua các năm và đạt 63 người (chiếm 29,57%) vào năm 2019. Số liệu biến động tăng của cơ cấu cán bộ theo thời gian công tác dưới 5 năm phản ánh việc UBKTTW tuyển dụng công chức mới để bổ sung đội ngũ trong giai đoạn 2016-2019.
- Tuy nhiên, số liệu tại Bảng số 2.4 cũng phản ánh một số đặc điểm:
+ Tuy tổng số cán bộ, công chức làm kiểm tra khi có DHVP của UBKTTW tương đối ổn định, nhưng đi sâu vào số liệu thống kê còn có sự biến động trong nội bộ của các bộ phận, vụ, đơn vị trực thuộc số lượng từ 6 người/năm (năm 2016) đến 14 người/năm (năm 2019), tương ứng tỷ lệ biến động từ 2,98% - 8,92% so với tổng số cán bộ, công chức của cơ quan trong năm đó. Số biến động trên được xác định do: (i) một số cán bộ lãnh đạo thực hiện quyết định của Trung ương về luân chuyển công tác đi đơn vị khác, (ii) do cán bộ, công chức hết tuổi lao động được Nhà nước cho nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí, (iii) đồng thời UBKTTW thực hiện tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ, công chức mới về bổ sung những vị trí việc làm còn khuyết, thiếu. Sự biến động đó có tác động tới việc bố trí nhân sự tại các vụ, đơn vị trực thuộc để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng được thường xuyên, liên tục và việc xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm của UBKTTW để những nhân sự mới bộ máy kiểm tra khi có DHVP có thể sớm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
+ Cơ cấu cán bộ, công chức làm kiểm tra khi có DHVP khi chia theo giới tính hoặc chia theo thời gian công tác trong TĐ, TCT nhà nước cho thấy sự mất cân
đối tương đối rõ nét: Trong giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ nam giới luôn ở mức từ 79% trở lên, tỷ lệ nữ giới cao nhất chỉ là 21%. Tương tự như vậy, cơ cấu giữa số người từng có thời gian công tác tại doanh nghiệp/tổng số cán bộ, công chức ở mức 11%, là thấp hơn, chưa tương xứng với tỷ lệ tổ chức đảng trong doanh nghiệp (19 đầu mối)/tổng số địa bàn (84 đầu mối) do UBKTTW theo dõi, giám sát là 22,6%. Sự mất cân đối về cơ cấu như nêu trên là trở ngại, khó khăn nhất định cho UBKTTW cần lựa chọn, bố trí cán bộ vào những vị trí công tác đòi hỏi là nữ hoặc có hiểu biết về hoạt động của các doanh nghiệp.
+ Số cán bộ có thâm niên công tác kiểm tra từ 5-10 năm công tác giảm dần, cũng phản ánh sự chuyển đổi tự nhiên từ nhóm có thời gian công tác ít hơn lên nhóm có thâm niên công tác trên 10 năm. Đây là tín hiệu cho thấy số cán bộ thuộc nhóm 5-10 năm đang giảm dần so với hai nhóm còn lại và cần có giải pháp bổ sung để bảo đảm cơ cấu hài hòa, có đủ số lượng cán bộ, công chức kế cận công việc giữa ba nhóm trong thời gian tới.
2.3.2. Nội dung kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với ban thường vụ đảng ủy các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
Trong giai đoạn 2016-2019, UBKTTW tiến hành kiểm tra khi có DHVP đối với 06 BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước, nội dung kiểm tra được thể hiện cụ thể tại Bảng số 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5:Nội dung kiểm tra khi có DHVP của UBKTTW đối với BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước, giai đoạn 2016-2019
ST T
Tên BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước được kiểm tra khi
có DHVP, giai đoạn 2016- 2019
Nội dung kiểm tra
Thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước Chấp hành nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí Quả n lý, giáo dục đảng viên Côn g tác tổ chức , cán bộ
1 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam x x
2 Tập đoàn công nghiệp Hóa chất Việt Nam
x x
3 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
x x
4 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam x x x
5 Tổng công ty Thép Việt Nam x
6 Tổng công ty Đầu tư phát
triển đường cao tốc Việt Nam x x x
Tổng số: 0 3 6 0 4
Nguồn: Học viên tổng hợp từ thông cáo báo chí của UBKTTW
Nghiên cứu Bảng số 2.5 thống kê về các nội dung kiểm tra đối với 6 BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước cho thấy:
- Nội dung kiểm tra khi có DHVP của UBKTTW đối với từng BTVĐU tác TĐ, TCT nhà nước là không giống nhau, đã đi vào những vấn đề trọng tâm, sát hợp với hoạt động của các doanh nghiệp, những vụ việc nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực như: (i) Việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng thông qua kiểm tra nội dung xây dựng, thực hiện quy chế làm việc; (ii) Công tác tổ chức cán bộ; (iii) Việc thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí thông qua kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý kinh tế, hoạt động ngân hàng, quản lý nợ; hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng vốn đầu tư vào các doanh nghiệp; quản lý, sử dụng đất đai, mua sắm tài sản...
kiểm tra đã bám sát chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc, bám vào kết quả thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, không quá đi sâu vào kiểm tra các vấn đề cụ thể; việc gợi ý nội dung để đối tượng kiểm tra tự kiểm điểm báo cáo đoàn kiểm tra đã sát, hợp với thực tế triển khai nhiệm vụ được giao; công chức theo dõi địa bàn cơ bản xác định được thẩm quyền, trách nhiệm của từng đối tượng, từng thời điểm; đối chiếu với DHVP và chứng cứ để xác định nội dung kiểm tra phù hợp (UBKTTW, 2018).
- Tuy nhiên, số liệu thống kê tại Bảng số 2.5 ở trên cho thấy những điểm còn khó khăn trong kiểm tra khi có DHVP của UBKTTW đối với BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước:
+ Về việc lựa chọn nội dung kiểm tra, ngoài thực trạng như nêu ở phần trên, xét ở khía cạnh khác thì nội dung kiểm tra khi có DHVP của UBKTTW đối với 06 BTVĐU các TĐ, TCT thấy chưa có cuộc kiểm tra độc lập nào hoặc có riêng một nội dung kiểm tra về (i) Thực hiện quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước (ii) hoặc là việc quản lý, giáo dục tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên trong đảng bộ. Như vậy, nội dung kiểm tra khi có DHVP đối với BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước giai đoạn 2016-2019 là chưa bao quát được hết cả 5 nội dung đã nêu tại Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của BCHTW (đã thể hiện tại Chương I về khung nghiên cứu của Luận văn), do đó chưa có điều kiện để tổng kết thực tiễn kiểm tra đối với hai nội dung, chưa thể rút kinh nghiệm và xây dựng được quy trình nghiệp vụ phù hợp để các đoàn kiểm tra thời gian tới học tập, sử dụng.
+ Số liệu cho thấy có 02 đoàn kiểm tra 03 nhóm nội dung, có 03 đoàn kiểm tra 02 nhóm nội dung BTVĐU lãnh đạo, chỉ đạo các TĐ, TCT đối với các mặt công tác của TĐ, TCT. Trên thực tế, các TĐ, TCT là những doanh nghiệp trọng điểm về kinh tế của Nhà nước có quy mô vốn, nguồn lực, lĩnh vực hoạt động là rất lớn, đa dạng với phạm vi hoạt động trên cả nước, thậm chí ở nước ngoài... Khi các đoàn kiểm tra với số lượng nhân lực còn hạn chế (thường có từ 5-7 người), thời gian thực hiện nhiệm vụ có hạn (thông thường từ 45-60 ngày làm việc) nếu lựa chọn, tiến hành kiểm tra 02-03 nhóm nội dung thì trong mỗi đoàn sẽ phân công một đến hai
thành viên đoàn phải phụ trách 01 nội dung kiểm tra. Như vậy là rất nặng và sẽ ảnh hưởng nhất định tới chất lượng, hiệu quả kiểm tra của đoàn kiểm tra, hơn nữa sẽ tạo áp lực thời gian, cường độ làm việc lên thành viên đoàn kiểm tra.
2.3.3. Phương pháp và công cụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với ban thường vụ đảng ủy các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
2.3.3.1. Phương pháp kiểm tra
Nhìn chung, UBKTTW thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các đoàn, cán bộ kiểm tra khi có DHVP bám sát, thực hiện đầy đủ cả 05 phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra đảng:
Thứ nhất: Dựa vào hệ thống tổ chức đảng, căn cứ nội dung kiểm tra, các đoàn kiểm tra đã làm việc với các tổ chức đảng để nắm thông tin, thu thập chứng cứ thông qua hồ sơ, tài liệu hoạt động tự phê bình, phê bình của tổ chức đảng, đảng viên, qua việc bình xét, phân tích chất lượng đảng viên; kết quả kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán của các cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; nội dung đơn tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của đảng viên và quần chúng; nội dung phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng đối với BTVĐU các TĐ, TCT nhà nước và các đơn vị trực thuộc... phục vụ cho xác định DHVP. Tuy nhiên, trên thực tế còn có cán bộ kiểm tra nắm chưa chắc chắn đặc điểm, tình hình hoạt động của đối tượng kiểm tra, chỉ căn cứ vào hồ sơ, tài liệu đối tượng kiểm tra báo cáo nên khi xem xét, đánh giá chưa phản ánh đầy đủ yếu tố lịch sử cụ thể, tính khách quan, bản chất sự việc.
Giữa UBKTTW và một số cơ quan, tổ chức đảng đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành quy chế phối hợp hoạt động nhằm trao đổi thông tin phục vụ công tác mỗi bên. Tuy nhiên, kết quả phối hợp theo một số Báo cáo tổng kết thực hiện quy chế phối hợp còn hạn chế, chưa thường xuyên, đầy đủ, thiếu tính kịp thời, còn tổ chức đảng có quan điểm cho rằng việc nắm thông tin, tình hình thuộc trách nhiệm của UBKTTW nên dù có thông tin cũng không chủ động, trao đổi; còn có tình trạng do ngại va chạm, dựa vào lý do thông tin bảo quản theo chế độ mật nên chậm cung cấp, không cung cấp đầy đủ.
Thứ hai: Phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên: Khi tiến hành kiểm tra, UBKTTW và các đoàn kiểm tra đã thể hiện sự coi trọng, làm công tác tư tưởng đối với đối tượng kiểm tra nhằm phát huy tính tiền phong, gương mẫu kiểm điểm xác định hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có). Trường hợp quanh co, giấu giếm sai lầm, khuyết điểm, vi phạm thì kết hợp thuyết phục và thẩm tra, xác minh để làm rõ đúng, sai.
Tuy nhiên, từ thực trạng tự kiểm điểm của đối tượng kiểm tra nhìn chung còn