Sự mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn Về cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu 0574 hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71 - 75)

2012 2011 2010 Không kỳ hạn383

2.2.2.1. Sự mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn Về cơ cấu nguồn vốn

Về cơ cấu nguồn vốn

Tuy BacABank đã cố gắng tăng tỉ trọng nguồn vốn trung dài hạn nhưng tỷ trọng vốn ngắn hạn trên tổng nguồn vốn của ngân hàng vẫn rất lớn.

Xét theo kỳ hạn, nguồn vốn huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế được phân loại theo kỳ hạn huy động như sau:

Bảng 2.11. Số dư nguồn vốn huy động khách hàng theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012

2012 2011 2010

Nợ ngắn hạn 12.253.084 10.126.306 6.026.814

Nợ trung hạn 2.851.295 2.650.685 2.451.378

Nợ dài hạn 1.243.625 983.673 771.161

Tổng dư nợ 16.348.003 13.760.665 9.249.354

Từ bảng trên ta có thể biểu thị cơ cấu nguồn vốn huy động khách hàng theo kỳ hạn qua hình sau: 100.00% 50.00% 0.00% 5.26% 95.92% 3.77% Năm 2010 Năm 2011 ____ Năm 2012 ■ Có kỳ h0n ■ Khơng kỳ h0n

Hình 2.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động khách hàng theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012

Xét sâu hơn vào nguồn vốn huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế, có thể thấy xu hướng biến động trái ngược nhau giữa tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng. Theo bảng trên, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm dần qua các năm, nếu như năm 2010 tỷ trọng này chiếm 6,23% tương đương với hơn 367 tỷ đồng thì đến năm 2012 tỷ trọng này chỉ còn là 4,08% tương đương hơn 383 tỷ đồng. Như vậy xét về tuyệt đối, lượng tiền gửi khơng kỳ hạn của ngân hàng có tăng lên song tốc độ tăng quá thấp so với tiền gửi có kỳ hạn nên tỷ trọng tương đối vẫn giảm. Điều này là do lãi suất không kỳ hạn thấp và việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong dân cư chưa phổ biến. Hơn nữa các sản phẩm dịch vụ của BacABank hiện tại đã đa dạng hơn nhưng tính tiện ích vẫn chưa cao nên chưa thu hút được lượng tiền gửi thanh toán khổng lồ từ các các tổ chức kinh tế. Ngược lại với tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn lại ngày càng đóng vai trị lớn trong tổng vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Tính qua 3 năm từ 2010 - 2012, tỷ trọng này tăng dần từ 93,77% lên 95,92%. Không những chỉ tăng về con số tương đối mà số tuyệt đối cũng tăng lên đáng kể: năm 2009 gần 5.529 tỷ đồng, năm 2011 đạt gần 8.274 tỷ đồng và đến năm 2012 là hơn 9.008 tỷ đồng. Mặc dù trong những năm vừa qua, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nền kinh tế vĩ mô luôn biến động bất ổn, lạm phát tăng cao, đồng VND mất giá làm ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền dẫn tới những cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng thương mại, nhất là vào 3 tháng cuối các năm 2010 và 2011 nhưng BacABank vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động có kỳ hạn.

về cơ cấu dư nợ

Trong tổng dư nợ của BacABank, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn so với dư nợ trung - dài hạn. Song thực tế là dư nợ trung dài hạn đang có xu hướng tăng lên về tỉ trọng trong tổng dư nợ, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.12. Số dư cho vay khách hàng theo kỳ hạn giai đoạn 2010 - 2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính BacAbank từ 2010-2012)

Từ bảng số liệu trên ta có thể biểu thị cơ cấu cho vay khách hàng theo kỳ hạn qua hình sau:

Năm 2010 Năm 2011

Hình 2.7. Cơ cấu cho vay khách hàng theo kỳ hạn giai đoạn 2010 - 2012

Qua đây ta thấy các khoản giải ngân tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ: năm 2010 tỷ trọng này là 65,16% (tương đương 6.026 tỷ đồng), đến năm 2012 tỷ trọng này tăng lên đến 74,95% (tương đương 12.253 tỷ đồng). Ngược lại các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng này càng thấp trong tổng dư nợ: tỷ trọng cho vay trung hạn giảm từ 26,50% xuống còn 17,44%, tỷ trọng cho vay dài hạn giảm từ 8,34% xuống còn 7,61% từ năm 2010 đến năm 2012. Tuy nhiên xét về số tuyệt đối thì dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn vẫn tăng nhưng con số tăng lên không lớn: dư nợ cho vay trung hạn tăng từ 2.451 tỷ đồng đến 2.851 tỷ đồng (tăng 400 tỷ đồng), dư nợ cho vay dài hạn tăng từ 771 tỷ đồng đến gần 1.244 tỷ đồng (tăng 473 tỷ đồng) trong ba năm qua. Nguyên nhân là do trong những năm 2010 và trước đó BacABank phần lớn chỉ chú trọng giải ngân cho các dự án có quy mơ lớn do ngân hàng đầu tư góp vốn nên tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao. Nhưng từ năm 2011 ngoài những dự án đầu tư dài hạn, ngân hàng đã chú trọng hơn đến việc tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân bên ngoài. Hơn nữa do sự biến động liên tục của thị trường tài chính trong nước và quốc tế, lãi suất liên tục thay đổi và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ ngày càng cao nên nếu duy trì tỷ lệ cho vay trung dài hạn quá cao sẽ gây mất cân đối. Với chính sách tín dụng thận trọng, ngân hàng tập trung nhiều hơn vào giải ngân các khoản vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro về lãi suất cũng như rủi ro tín dụng.

Việc mở rộng cho vay trung dài hạn của BacABank là dựa trên sự gia tăng của nguồn vốn trung dài hạn tương ứng.

VND 20.650.414 14 94, 76 20.088.3 60 93,67 9.653.283 88,62 Ngoại tệ quy đổi 1.141.9

63 24 5, 1.357.316 6,33 1.239.552 11,38Tổng nguồn vốn huy động 21.792.3 Tổng nguồn vốn huy động 21.792.3 77 100, 00 21.445.6 76 100,00 10.892.835 100,00

(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của BacABank năm 2012)

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của BacABank năm qua là 12,34%, đảm bảo dưới tỷ lệ tối đa là 30% theo quy định của NHNN tại thông tư số 15/2009/TT-NHNN.

Một phần của tài liệu 0574 hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w