Biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng (quản trị TSC-TSN)

Một phần của tài liệu 0574 hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 29)

Trước đây, không phải ngân hàng nào cũng có thể đánh giá tồn diện về danh mục TSC - TSN của mình. Vì vậy, trong một thời gian dài, với quan điểm quản lý tài sản, khách hàng của ngân hàng là yếu tố chính quyết định quy mơ và loại hình của các nguồn vốn mà ngân hàng có thể huy động. Ngân hàng chỉ quản lý quá trình phân bổ các nguồn vốn huy động thông qua việc quyết định xem khách hàng nào sẽ được vay vốn và hợp đồng vay vốn sẽ gồm những điều khoản nào. Đến thập ký 60 và 70, để đối phó với xu hướng gia tăng lãi suất và cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn, các ngân hàng bắt đầu quan tâm tới việc khơi mở những nguồn vốn mới, quản lý cấu trúc và chi phí của tiền gửi cũng như của các nguồn vốn phi tiền gửi. đây được gọi là lý thuyết quản lý TSN. Theo đó, ngân hàng tăng cường hoạt động quản lý nguồn vốn: quản lý chặt chẽ giá cả của nguồn vốn hay lãi suất mà ngân hàng phải thanh toán đối với các khoản tiền gửi và các khoản vốn vay nhằm đạt được mục tiêu về chi phí, quy mơ và cấu trúc của nguồn vốn. Nếu như nhu cầu vay vốn vượt quá lượng vốn khả dụng, ngân hàng tăng lãi suất huy động để hút vốn. Và ngược lại, nếu nhu cầu vay vốn thấp hơn lượng vốn khả dụng, ngân hàng hạ thấp lãi suất huy động.

Cho đến khi thị trường xuất hiện sự bất ổn định trong lãi suất ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc dung hòa giữa quản lý TSC và TSN mới được sử dụng. Đây được gọi là chiến lược quản lý hỗn hợp với những điểm chính:

- Để đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra, nhà quản trị phải chú trọng kiểm

sốt quy mơ, cấu trúc, chi phí và thu nhập của cả hai bên TSC và TSN.

- Quản trị TSN và TSC phải là một quá trình thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau để

tối đa hóa thu nhập của ngân hàng đồng thời giúp kiểm soát chặt chẽ các rủi ro mà

- Thu nhập và chi phí có thể phát sinh từ cả TSC và TSN. Do đó, chính sách của ngân hàng cần được điều chỉnh phù hợp nhằm tối đa hóa thu nhập, tối thiểu hóa chi phí trong mọi hoạt động của ngân hàng dù hoạt động đó xuất phát từ phía TSN hay TSC.

Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các NHTM có xu hướng ngày càng sử dụng nhiều hơn nghiệp vụ chứng khốn hóa để điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn Bảng cân đối tài sản của mình. Chứng khốn hóa tài sản là việc ngân hàng mang bán TSC nội bảng chưa đến hạn thanh tốn cho những người đầu tư dưới hình thức phát hành chứng khốn. Nghiệp vụ chứng khốn hóa địi hỏi ngân hàng phải dành riêng một nhóm các tài sán sinh lời chuyển hạch toán ngoại bảng và bán ra thị trường các chứng khốn được phát hành trên những tài sản đó thơng qua trung gian là người được ủy thác, thường là tổ chức chuyên nghiệp về phát hành chứng khoán. Đồng thời ngân hàng thiết lập cam kết với người được ủy thác nhằm đảm bảo an tồn khoản tín dụng do chính ngân hàng đã cho vay và tiếp tục quản lý khoản tín dụng này. Khi người đi vay hồn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng, ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu những chứng khốn nói trên. Về bản chất, các khoản cho vay của ngân hàng đã chuyển thành chứng khoán được mua bán tự do trên thị trường. Về phần mình, trong khi ngân hàng tiếp tục quản lý các tài sản đảm b ảo cho chứng khốn, ngân hàng có thể đưa các tài sản này ra ngồi Bảng cân đối kế tốn đồng thời nhận lại phần vốn bỏ ra để có các tài sản đó và sử dụng số vốn thu hồi này vào việc tạo ra những tài sản mới. Chứng khốn hóa có xu hướng rút ngắn kỳ hạn tài sản của NHTM, làm giảm bớt sự nhạy cảm của tài sản ngân hàng trước những thay đổi của lãi suất thị trường. Chính vì vậy, chứng khốn hóa được xem là một cơng cụ hữu hiệu trong việc quản lý rủi ro lãi suất, giúp các ngân hàng có thể dễ dàng thay đổi danh mục đầu tư để cho kỳ hạn của tài sản phù hợp hơn với kỳ hạn của các nguồn vốn.

Một phần của tài liệu 0574 hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w