Công cụ và biện pháp quản lý rủi ro lãi suât Thực hiện quản trị tài sản Có, tài sản Nợ

Một phần của tài liệu 0574 hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 84 - 90)

25. Rữl RO THỊ TRƯỜNG (tiẻp theo)

2.2.3.3. Công cụ và biện pháp quản lý rủi ro lãi suât Thực hiện quản trị tài sản Có, tài sản Nợ

Thực hiện quản trị tài sản Có, tài sản Nợ

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị TSC và TSN, trong quản lý rủi ro lãi suất, BacABank luôn chú trọng tới quản trị TSC và TSN, bao gồm những hoạt động chủ yếu sau:

Một là, thực hiện điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn giữa nguồn vốn huy động từ

dân cư và tổ chức kinh tế (thị trường 1) và nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) theo hướng đẩy mạnh huy động thị trường 1 vì đây là nguồn vốn ổn định, ít có sự biến động lớn có thể xảy ra cùng 1 lúc. Trong q trình hoạt động kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu thanh tốn ngân hàng có thể sử dụng tạm thời nguồn vốn huy động thị trường 2 nhưng sau đó nguồn vốn này phải được nhanh chóng bù đắp bằng nguồn vốn thị trường 1. Trong những năm qua, BacABank cũng đã cố gắng và cho đến năm 2012 đã cái thiện được rất nhiều, tăng tính lãi suất cho ngân hàng, vừa đảm bảo an tồn vừa tăng tính cạnh tranh của ngân hàng trên th ị trường.

Hai là, quan tâm đến cơng tác chắm sóc khách hàng, thiết lập mối quan hệ

thân thiết với khách hàng lớn để có thể biết được kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đạt được một dự báo khá chính xác về dịng tiền vào - ra của ngân hàng trong tương lai gần. Có những chính sách ưu đãi về phí, lãi suất vay, gửi đối với các đối tượng khách hàng VIP; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ của đội ngũ giao dịch viên và quan hệ khách hàng...

Ba là, phát huy hơn nữa vai trò, tầm quan trọng của Ủy ban quản lý TSN,

TSC (ALCO) để hỗ trợ đắc lực cho Ban lãnh đạo nắm bắt được thực trạng rủi ro của ngân hàng đồng thời dự báo trước cũng như tư vấn cho Ban lãnh đạo và Hội đồng quản trị các biện pháp phòng ngừa rủi ro tốt nhất. BacABank đã ban hành quy chế về tổ chức hoạt động của ủy ban ALCO, trong đó quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban trong việc quản trị rủi ro lãi suất như đề xuất chính sách, quy định quản trị rủi ro lãi suất cho hoạt động tín dụng và tiền gửi, đề xuất mơ hình đo lường, cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất bao gồm các chiến lược phòng ngừa rủi ro lãi suât của các tài khoản ngoại bảng, đưa ra các phương pháp xác định mức lãi suất...

Thứ tư, tiếp tục khai thác các dịch vụ ngân hàng khác làm tăng lợi nhuận từ

các dịch vụ, làm giảm áp lực tìm kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay qua đó có thể hạn chế được nợ quá hạn, đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng góp phần kiểm sốt tốt khe hở kỳ hạn để tránh rủi ro lãi suất.

Quản lý mất cân đối cấu trủc tài sản (GAP)

Mất cân đối cấu trúc tài sản (GAP) bao gồm khe hở nhạy cảm lãi suất, phát sinh BacABank thực hiện các hoạt động kinh doanh như: cấp tín dụng, huy động tiền gửi, kinh doanh ngoại hối, tiền tệ và các hoạt động khác. Mất cân đối cấu trúc tài sản được xem xét trên hai gốc độ: thời hạn và mức độ chênh lệch. Vì vậy, BacABank sử dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro bằng việc thiết lập các hạn mức về mất cân đối cấu trúc tài sản trong từng kỳ hạn cũng như lũy kế trong từng thời đoạn.

GAP xảy ra khi thời gian đáo hạn còn lại của các khoản huy động và các khoản tiền cho vay khơng giống nhau. Gap có thể được tạo ra nhằm khai thác sự thay đổi có dự báo của lãi suất.

GAP= RSA - RSL

RSA: Tai sản có nhạy cảm với lãi suất RSL: Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất

hạn tháng tháng tháng 05 năm

TS nhạy cảm 319 3.56 6

3.730 4.409 4.698 5.646 4.256 1.823 28.448

Nội dung của biện pháp này là phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ TSC và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định.

Việc thực hiện đo lường rủi ro lãi suất được tiến hành định kỳ và thường xuyên theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh và biến động của thị trường thông qua việc lập các báo cáo bởi Khối Quản lý rủi ro. Định kỳ hàng quý, Phòng quản lý rủi ro lập báo cáo chênh lệch giữa TSC và TSN (cả nội bảng và ngoại bảng) theo các kỳ hạn: quá hạn, không chịu lãi suất hoặc không kỳ hạn, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4-6 tháng, 7-12 tháng, 2 năm và lớn hơn 2 năm. Sau đó sẽ đặt phần chênh lệch này trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi suất của thị trường. Từ đó tính tốn được ảnh hưởng của sự thay đổi 1% lãi suất lên thu nhập của ngân hàng.

Mặt khác, căn cứ vào việc xác định GAP âm hay dương mà ngân hàng có thể có những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. GAP âm (nhạy cảm vói tài sản nợ): Nếu ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm trong thời gian tới, ngân hàng có thể đặt tiền hay cho vay tiền với kỳ hạn dài hơn và đi vay/huy động với kỳ hạn ngắn, với việc liên tục quay vòng tiền huy động vào. GAP dương (nhạy cảm với tài sản có): Nếu ngân hàng dự đốn lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới, ngân hàng có thể đặt tiền hay cho vay tiền với kỳ hạn ngắn hơn và đi vay/huy động với kỳ hạn dài hơn, với việc liên tục quay vòng tiền cho vay hay tiền đi gửi.

Với GAP tích lũy (accumulative GAP), ngân hàng có thể biết được mức thay đổi thu nhập lãi suất rịng trong những kỳ hạn tích lũy (chẳng hạn trong vòng 3 tháng tới) sẽ thay đổi như thế nào với tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với tài sản có và tài sản nợ.

∆NIIi = CGAPi x ∆Ri Trong đó:

∆NIIi: sự thay đổi thu nhập rịng từ lãi suất của nhóm tài sản i ∆Ri: mức thay đổi lãi suất của nhóm tài sản i

CGAPi: chênh lệch tích lũy của nhóm tài sản i

Để có thể tính được khe hở nhạy cảm lãi suất, ngân hàng cần phân loại các tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn nhạy cảm lãi suất, tính tốn được các tài sản và nguồn nhạy cảm lãi suất theo từng nhóm kỳ hạn cụ thể, sau đó tính ra khe hở nhạy cảm lãi suất tích luỹ. Trên cơ sở khe hở nhạy cảm lãi suất đó, kết hợp với các dự đốn về xu hướng lãi suất, ngân hàng có thể tính được mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất lên thu nhập lãi như thế nào. Sau đây là những tính tốn về khe hở nhạy cảm lãi suất VND của ngân hàng vào thời điểm 30/06/2012 theo Báo cáo tài chính mới nhất.

Bảng 2.15. Khe hở nhạy cảm lãi suất VND

________________________________ ___________Đơn vị: tỷ đồng

luỹ 319 6 3.972 4.810 5.555 5.930 4.260 3.356 Trạng thái nhạy cảm TS nhạy cảm TS nhạy cảm TS nhạy cảm TS nhạy cảm TS nhạy cảm TS nhạy cảm nợ nhạy cảm nợ

Quá hạn Không Đến 01 Từ 01-03 Từ 03-06 Từ 06-12 Từ 01-05 Trên 05 chịu lãi tháng tháng tháng tháng năm năm —♦— TS nhạy cảm —■— Nợ nhạy cảm —X— Khe hở tích luỹ

Nếu nhìn vào khe hở nh ạy cảm tích luỹ, có thể th ấy BacABank có trạng thái nh ạy cảm tài sản tại các thời điểm. Tức là lợi nhuận củ a ngân hàng sẽ tăng lên nếu lãi suất tăng lên trong tương lai do thu lãi tăng và ngược lại. Vì vậy, n ếu như Ban lãnh đạo ngân hàng dự báo lãi suất sẽ giảm trong thời gian tới thì cần có những phản ứng ngay lập tức để giảm tài sản nhạy cảm lãi su ất và tăng nợ nhạy cảm lãi suất. Tuy nhiên nếu tại thời điểm lãi suất thay đổi khó dự đốn, Ban lãnh đạo ngân hàng có th ể chọn sử dụng chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất mang tính b ảo vệ hay đóng khe hở nh ạy cảm của ngân hàng để tránh những rủi ro về lãi suất, bằng cách điều chỉnh tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất về mức tương ứng với nhau để khe hở tiến tới 0. Nhưng nói chung, để có thể tính tốn các ảnh hưởng của khe hở nhạy cảm và sự thay đổi lãi suất đối với thu nh ập của ngân hàng một cách cụ th ể thì phải nhìn vào khe h ở nhạy cảm hiện tại của ngân hàng. Nhìn trên bảng 3.1 ta thấy, trong vòng 12 tháng tới, Ngân hàng Bắc Á có trạng thái nhạy cảm tài sản, các thời điểm sau 12 tháng Ngân hàng ở trạng thái nhạy cảm nợ.

Như vậy, dựa vào những phân tích về khe hở nhạy cảm lãi suất, ban lãnh đạo Ngân hàng Bắc Á có thể quyết định sử dụng biện pháp đối phó phù hợp tùy tình hình thị trường: hoặc là đóng khe hở để phịng ngừa rủi ro, hoặc là áp dụng phương pháp quản lý khe hở năng động để thu lợi nhuận nếu tự tin vào khả năng dự đốn lãi suất của mình.

Quy định hạn mức VAR

Hiện tại BacABank mới chỉ quy định hạn mức VAR cho hoạt động kinh doanh trái phiếu để hạn chế tổn thất có thể gây ra cho danh mục trái phiếu nắm giữ của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động ảnh hưởng đến giá trái phiếu. Phòng Quản lý rủi ro của BacABank theo dõi và kiểm soát VAR của danh mục trái phiếu thường xuyên để đảm b ảo nằm trong hạn mức quy định và có những cảnh báo hợp lý khi VAR chạm mức nguy hiểm.

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠINGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á

Một phần của tài liệu 0574 hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w