Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 50)

Xác định được tầm quan trọng của công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên đã tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03 và Chỉ thị 08 của Viện trưởng VKSND tối cao, từng bước đưa cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự đi vào nề nếp và có những chuyển biến nhất định, đa số các bản kháng nghị có bố cục chặt chẽ, lập luận rõ ràng, viện dẫn căn cứ pháp lý chính xác, tính tranh tụng trong kháng nghị đã được nâng lên. Hình thức kháng nghị tuân thủ đúng mẫu kháng nghị của Ngành, thể thức văn bản và thời hạn kháng nghị đảm bảo theo quy định của pháp luật. Do vậy tỷ lệ kháng nghị được Viện kiểm sát cấp trên bảo vệ cũng cao hơn, tỷ lệ kháng nghị được tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận cũng cao hơn, công tác kháng nghị đã khắc phục những thiếu sót của Tịa án trong việc quyết định hình phạt ở nhiều vụ án, góp phần đấu tranh kiên quyết và có hiệu quả đối với các loại tội phạm.

Phần lớn kháng nghị của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên là đề nghị tăng án; chuyển hình phạt từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù; về áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; về xác định sai tư cách những người tham gia tố tụng; về tổng hợp hình phạt…

Các quyết định kháng nghị của VKS thường tập trung vào các sai phạm sau của Tòa án:

a) Kháng nghị do xác định sai tư cách người tham gia tố tụng

Ví dụ: vụ án Trần Quang Luyến phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ” bị Tịa án nhân dân huyện Đồng Hỷ

áp dụng điểm c khoản 2 Điều 202 BLHS 1999 xử phạt 03 năm tù. Ngày 06/5/2015, VKSND huyện Đồng Hỷ kháng nghị, đề nghị hủy án sơ thẩm để xét xử lại do xác định sai tư cách người tham gia tố tụng.

Bản án phúc thẩm số 109/2015/HSPT ngày 30/6/2015 của TAND tỉnh Thái Nguyên đã tuyên chấp nhận kháng nghị, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 32/2015/HSST ngày 23/4/2015 của TAND huyện Đồng Hỷ để giải quyết lại theo thủ tục chung.

Cụ thể, trong vụ án này, chiếc xe ô tô mà bị cáo Trần Quang Luyến điều khiển gây tai nạn thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thắng Lá, bị cáo là người lái thuê và hưởng lương theo hợp đồng lao động. Tịa án cấp sơ thẩm đã xác định cơng ty TNHH Thắng Lá tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 623 ộ luật dân sự và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thì trong vụ án này, cơng ty TNHH Thắng Lá phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Căn cứ Điều 53 LTTHS 2003 thì phải xác định cơng ty TNHH Thắng Lá là bị đơn dân sự.

Tuy nhiên việc Tòa án cấp sơ thẩm chưa nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật, dẫn đến xác định công ty TNHH Thắng Lá tham gia tố tụng với tư cách ngun đơn dân sự là khơng chính xác, sai tư cách người tham gia tố tụng. Vấn đề này dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết đúng đắn vụ án, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của những người tham gia tố tụng và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Vì vậy, việc VKS cấp sơ thẩm kháng nghị đối với bản án trên là hồn tồn chính xác và cần thiết, nhằm đảm bảo vụ án được giải quyết đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.

b) Kháng nghị do mức hình phạt khơng tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội.

* Vụ án Lê Quang Lâm, phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” ( ản án hình sự phúc thẩm số 170/2015/HSPT ngày 23/10/2015).

Nội dung vụ án: hồi 17h30’ ngày 08/4/2015, tổ công tác Công an huyện Phú Lương nhận được tin báo tại nhà Lê Quang Lâm đang có biểu hiện mua bán trái phép chất ma túy. Khi thấy tổ công tác đến Lâm dùng tay phải lấy 01 gói ni lon màu hồng từ trong túi quần đang mặc ra ném vào gầm ghế. Công an phát hiện lập biên bản thu giữ, kiểm tra bên trong túi ni lon có một số cục chất bột màu trắng, theo Lâm khai là heroin mua về để sử dụng và bán kiếm lời nhưng chưa kịp bán thì bị phát hiện thu giữ. Qua cân tịnh túi ni lon có trọng lượng 17,30 gam. Qua giám định chất bột màu trắng thu giữ của Lâm là heroin có hàm lượng 67,6%. Như vậy, số lượng heroin thu giữ của Lâm là 17,30g x 67,6% = 11,6948 gam. Tòa án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Lê Quang Lâm 08 năm tù, phạt bổ sung 05 triệu đồng.

ản án sơ thẩm số 61/2015/HSST ngày 18/8/2015 của TAND huyện Phú Lương áp dụng điểm h, khoản 2, khoản 5 Điều 194; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 LHS 1999 xử phạt 08 năm tù, phạt bổ sung 05 triệu đồng. VKSND huyện Phú Lương kháng nghị đề nghị tăng mức hình phạt đối với bị cáo Lâm. Tịa án phúc thẩm chấp nhận tồn bộ kháng nghị của VKSND huyện Phú Lương, sửa bản án sơ thẩm, tăng mức hình phạt đối với Lê Quang Lâm lên 11 năm tù, phạt bổ sung 07 triệu đồng sung quỹ nhà nước.

Đối với vụ án này, có thể thấy hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, gây mất trật tự trị an tại địa phương, là nguồn gốc làm phát sinh nhiều tệ nạn khác. ị cáo bị bắt với số lượng ma túy là 17,3 gam, hàm lượng 67,6%. Tòa án cấp sơ thẩm xử bị cáo mức án 8 năm tù, phạt bổ sung 5 triệu đồng là nhẹ, chưa tương xứng với hành vi và hậu quả do bị cáo gây ra, chưa đảm bảo tính răn đe và phịng ngừa chung trong cơng tác đấu tranh chống tội phạm đặc

biệt là tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Do đó, Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKS là có căn cứ.

*Vụ án Dương Xuân Phong cùng đồng bọn, phạm tội “Đánh bạc” ( ản án hình sự phúc thẩm số 144/2017/HSPT ngày 25/9/2017).

Nội dung vụ án: Khoảng từ 19 giờ đến 22 giờ 10 phút ngày 12/01/2017, Tô Hồng Diện đã cho hai chiếu bạc đánh bạc tại nhà mình được hưởng lời số tiền là 80.000đ. Khi các đối tượng bao gồm Dương Xuân Phong cùng đồng bọn đang đánh bạc bằng hình thức chơi xóc đĩa thì bị Cơ quan Cơng an thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên phát hiện bắt quả tang thu giữ số tiền trên chiếu bạc là 9.900.000đ cùng một số vật chứng. ản án hình sự sơ thẩm số 40/2017/HSST ngày 12/7/2017 của TAND thành phố Sông Công đã áp dụng khoản 1 Điều 248; điểm p, khoản 1 và khoản 2 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 LHS 1999 xử phạt bị cáo Dương Xuân Phong 04 tháng tù. VKSND thành phố Sơng Cơng đã kháng nghị đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo Phong. Kết quả, Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKSND thành phố Sông Công, tuyên phạt bị cáo Phong 09 tháng tù.

Xét thấy hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, là nguyên nhân gây ra nhiều loại tội phạm khác, gây mất trật tự trị an xã hội và bức xúc trong quần chúng nhân dân. Đây là vụ đánh bạc có nhiều người tham gia, bị cáo Phong là người trực tiếp chuẩn bị dụng cụ và là người trực tiếp xóc cái, nhân thân Dương Xuân Phong đã có tiền án chưa được xóa án tích, đi cải tạo về khơng có ý thức tu dưỡng mà tiếp tục lao sâu vào con đường phạm tội, thể hiện ý thức coi thường pháp luật của bị cáo. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo 04 tháng tù là chưa đánh giá hết tính chất vụ án cũng như vai trị, nhân thân của bị cáo, chưa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Do đó, việc Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKS, tăng mức hình phạt đối với bị cáo Phong là hồn tồn phù hợp với hành vi phạm tội do bị cáo gây ra.

* Vụ án Ma Tiến Xướng, phạm tội “Cố ý gây thương tích” ( ản án hình sự phúc thẩm số 168/2016/HSPT ngày 22/10/2016).

Nội dung vụ án: khoảng 16h30’ ngày 11/12/2015, Ma Tiến Xướng đang đứng trông quán bán hàng rau của chị Ma Thị Cảnh thì thấy Đào Văn Phú ở cùng thơn đang nói chuyện với mọi ngươi. Do bực tức việc trước đó bị anh Yên (em của anh Phú) bẻ gẫy ngón tay nên khi nhìn thấy anh Phú, Xướng đã mượn con dao bài của chị Cảnh đuổi theo anh Phú rồi cầm dao ở tay trái chém một nhát vào cổ tay trái, một nhát vào trán, một nhát vào ngang cánh mũi phải kéo dài đứt đoạn xuống má phải và một nhát vào vùng chẩm gây thương tích cho anh Phú với tỷ lệ 16%. ản án sơ thẩm số 41/2016/HSST ngày 27/7/2016 của TAND huyện Định Hóa áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 60 LHS xử phạt bị cáo Xướng 24 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 48 tháng. VKSND tỉnh kháng nghị với nội dung cho rằng bị cáo phạm tội có tính chất cơn đồ, do đó đề nghị khơng cho bị cáo hưởng án treo, chuyển hình phạt 24 tháng tù cho hưởng án treo sang thành 24 tháng tù giam. Kết quả, kháng nghị được Tòa án phúc thẩm chấp nhận.

Trong vụ án này, giữa bị cáo và người bị hại khơng có mâu thuẫn gì, bị cáo chỉ có mâu thuẫn với em của anh Phú, nhưng khi thấy anh Phú bị cáo đã cầm dao đuổi theo, hung hăng chém tới tấp nhiều nhát vào vùng mặt, đầu của anh Phú khiến anh Phú bị thương với tỷ lệ thương tích 16%. Điều này cho thấy ngồi tình tiết định khung hình phạt dùng hung khí nguy hiểm, bị cáo cịn phải chịu tình tiết định khung phạm tội có tính chất cơn đồ quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 104 LHS. Tịa án sơ thẩm đã khơng đánh giá đúng tính chất và mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, cũng như khơng xem xét chính xác các điều kiện để bị cáo được hưởng án treo, nên việc xử phạt bị cáo 24 tháng tù cho hưởng án treo là chưa đủ tác dụng giáo dục đối với bị cáo cũng

như chưa đảm bảo tính đấu tranh phịng ngừa tội phạm chung, nhất là trong tình hình hiện nay loại tội phạm này ngày càng gia tăng thì việc xét xử nghiêm khắc là hết sức cần thiết.

* Vụ án Trần Văn Tú, Lê Thị Tuyết Nhung, phạm tội “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc” ( ản án hình sự phúc thẩm số 44/2017/HSPT ngày 31/3/2017).

Nội dung vụ án: trong khoảng thời gian từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ ngày 22/12/2015, tại đồi cây keo thuộc thơn Đồng Đình, xã ình Thành, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Ngun, Trần Văn Tú đã có hành vi tổ chức đánh bạc. Dụng cụ Tú chuẩn bị gồm 02 bạt dứa hình chữ nhật, 02 thảm nỉ hình chữ nhật, 01 con dao bài dài khoảng 27cm, 01 thanh tre dài khoảng 15cm, 02 chiếc bát sứ, 01 chiếc đĩa sứ, 04 quân bài vị bằng nan tre một mặt đen, một mặt trắng và nhiều dụng cụ khác. Tú là người trực tiếp đứng ra thu tiền “Hồ Lỳ”, các con bạc khi tham gia đánh bạc phải nộp 200.000đ tiền “hồ lỳ” cho Tú. Tham gia đánh bạc cịn có Lê Thị Tuyết Nhung cùng nhiều đối tượng khác. Tổng số tiền sử dụng để đánh bạc thu giữ được là 22.320.000đ (hai mươi hai triệu, ba trăm hai mươi nghìn đồng).

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 51/2016/HSST ngày 09/12/2016, TAND huyện Định Hóa áp dụng khoản 1, khoản 3 Điều 248; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 53; Điều 60 LHS xử phạt Lê Thị Tuyết Nhung 10 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 20 tháng; phạt tiền bổ sung 4.000.00đ sung quỹ Nhà nước.

Ngày 06/01/2017, VKSND tỉnh Thái Nguyên ban hành kháng nghị đối với một phần bản án sơ thẩm về hình phạt đối với bị cáo Lê Thị Tuyết Nhung theo hướng không cho bị cáo được hưởng án treo bởi bị cáo Nhung đã có một án tích. Cụ thể, tại bản án hình sự sơ thẩm số 95/2014/HSST, ngày 01/10/2014, TAND huyện Phú ình xử phạt Lê Thị Tuyết Nhung 06 tháng

cải tạo không giam giữ về tội “Đánh bạc”, số tiền thu giữ tạo chiếu bạc của vụ án là 4.530.000đ, tại thời điểm xét xử năm 2014, hành vi của bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngay 29/6/2016 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; điểm d khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13, ngày 27/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao; khoản 3 Điều 7 LHS 2015. Kể từ ngày LHS năm 2015 được cơng bố, đã có sự thay đổi chính sách hình sự, bổ sung các yếu tố cấu thành của tội danh “Đánh bạc” theo hướng có lợi cho bị cáo, nên án tích “đánh bạc” của bị cáo xét xử năm 2014 được coi là đương nhiên xóa án tích nên bị cáo được xác định là người chưa có tiền án. Tuy nhiên, bị cáo đã bị xét xử một lần về tội danh “Đánh bạc” nhưng khơng lấy đó làm bài học rút kinh nghiệm, lại tiếp tục thực hiện hành

vi “đánh bạc”, cho thấy ý thức coi thường pháp luật. Do đó bị cáo được xác định là người có nhân thân khơng tốt và khơng đủ điều kiện để được hưởng án

treo. Việc Tịa án cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Nhung 10 tháng tù cho hưởng án treo là chưa đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về điều kiện hưởng án treo. Vì vậy, tịa án cấp phúc thẩm nhận định kháng nghị của VKSND tỉnh Thái Nguyên là cần thiết và đúng quy định của pháp luật nên đã chấp nhận kháng nghị, tuyên phạt bị cáo Lê Thị Tuyết Nhung 10 tháng tù giam.

c) Kháng nghị do áp dụng tình tiết giảm nhẹ khơng chính xác

Ví dụ: Vụ án Đào Văn ộ, phạm tội “Đánh bạc” ( ản án hình sự phúc thẩm số 206/2014/HSPT ngày 28/8/2014).

Nội dung vụ án: trong thời gian từ ngày 18/10/2013 đến ngày 12/11/2013, Đào Văn ộ đã nhiều lần đánh bạc dưới hình thức ghi số lơ, số đề cho nhiều người tại nhà riêng của mình. Đến khoảng 17 giờ 50 phút ngày 12/11/2013, trong khi ộ đang đánh bạc dưới hình thức ghi số đề cho Đào

Văn Trung thì bị bắt quả tang, thu giữ cáp đề, bảng đề và 10.000đ cùng những vật chứng có liên quan. Qua điều tra, xác minh thì tổng số tiền ộ dùng để đánh bạc 20 lần là 62.148.000đ. Với hành vi trên, tại bản án hình sự sơ thẩm số 38/2014/HSST ngày 16/5/2014, TAND huyện Phú ình đã áp dụng khoản 1 Điều 248; điểm b, h, p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 60

LHS xử phạt Đào Văn ộ 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Ngày 10/6/2014, VKSND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định số 02/QĐ- KNPT kháng nghị một phần bản án số 38 ngày 16/5/2014 của TAND huyện Phú ình, đề nghị TAND tỉnh Thái Nguyên xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm theo hướng khơng cho bị cáo hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, h khoản 1 Điều 46 LHS và không cho bị cáo hưởng án treo. Áp dụng khoản 3 Điều 248 phạt bổ sung bị cáo 5.000.000đ sung quỹ Nhà nước, bị cáo đã nộp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)