2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, một số quy định của LHS vẫn còn vướng mắc, bất cập chưa
được hướng dẫn kịp thời như trong trường hợp bị cáo có tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần nhưng hậu quả do hành vi phạm tội gây ra không lớn, chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại khơng lớn thì sẽ áp dụng tình tiết giảm nhẹ như thế nào… Những vấn đề này có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc chuyển khung hình phạt cịn mang tính tùy nghi áp dụng. Ngồi ra, khoảng cách của khung hình phạt quá rộng, các quy định về điều kiện được hưởng án treo, quy định về các trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lớn rất lớn… và nhiều tình tiết định khung chưa rõ ràng nên việc áp dụng có sự khác nhau.
Thứ hai, một số khó khăn, vướng mắc trong LTTHS
Cả LTTHS năm 2003 và LTTHS năm 2015 đều chỉ quy định Viện trưởng VKS có quyền kháng nghị phúc thẩm cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp nhưng không quy định căn cứ để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nên dẫn đến giữa VKS và Tịa án chưa có sự thống nhất trong việc nhận xét, đánh giá mức độ vi phạm của Tòa án sơ thẩm. Trong nhiều trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng vi phạm có mức độ hạn chế nên không chấp nhận kháng nghị của VKS.
LTTHS quy định thời hạn cụ thể để ban hành kháng nghị phúc thẩm quá ngắn, gây khó khăn cho VKS khi thực hiện quyền kháng nghị. Có nhiều trường hợp VKS cấp trên trực tiếp nhận được bản án, quyết định của Tòa án ban hành nhưng đã hết hoặc gần hết thời hạn nên không đủ thời gian để kiểm sát bản án, quyết định của Tịa án, từ đó xem xét ban hành kháng nghị. ên cạnh đó, LTTHS quy định thời hạn gửi bản án sơ thẩm cho VKS cùng cấp là 10 ngày trong khi thời hạn kháng nghị cùng cấp là 15 ngày mà khơng có chế tài trong trường hợp Tịa án chuyển chậm bản án cho VKS cùng cấp.
LTTHS trước khi sửa đổi quy định cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện quyền kháng nghị chưa được cụ thể hoặc khó thực hiện, như luật khơng quy định Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi bản án, quyết định sơ thẩm cho VKS cấp trên trực tiếp mà VKS cấp trên nhận gián tiếp qua VKS cấp dưới, do đó sẽ kéo dài thời gian trong khi thời hạn kháng nghị của VKS cấp trên trực tiếp chỉ có 30 ngày. Nay LTTHS 2015 quy định rõ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án Toà án cấp sơ thẩm phải gửi bản án cho VKS cấp trên trực tiếp.
Các quy định về quyền hạn của cấp phúc thẩm chưa rõ ràng như quy định Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án theo tội nặng hơn so với tội danh mà cấp sơ thẩm đã tuyên phạt là không đảm bảo quyền bào chữa của bị
cáo, làm mất tính chất của xét xử phúc thẩm là xét lại nhưng trên cơ sở cấp sơ thẩm đã xét xử.
Thứ ba, tiêu chí đánh giá chất lượng kháng nghị là lấy việc Tòa án phúc
thẩm chấp nhận hay không chấp nhận kháng nghị để làm căn cứ đánh giá là khơng hợp lý. ởi vì, việc sửa án ở cấp phúc thẩm về cơ bản là do có tình tiết mới phát sinh sau khi xét xử sơ thẩm, từ đó là căn cứ để sửa án sơ thẩm theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Đây khơng thể coi là lỗi của cấp sơ thẩm để đòi hỏi cấp sơ thẩm cũng như cấp phúc thẩm phải phát hiện ra để ban hành kháng nghị. Thực tế có nhiều trường hợp Tịa án cấp trên bảo vệ cấp dưới do việc bị sửa, hủy án gắn với việc xem xét bổ nhiệm lại Thẩm phán nên đã bác kháng nghị của VKS một cách không thuyết phục, thiếu căn cứ.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, việc tổ chức quán triệt, triển khai cũng như giải thích, hướng
dẫn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về cơng tác kháng nghị của VKSND các huyện, thành phố, thị xã chưa đầy đủ và sâu sắc; chưa chỉ đạo thường xuyên và kịp thời đối với công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự.
Lãnh đạo nhiều đơn vị vẫn chưa thực sự coi trọng và hiểu được tầm quan trọng của cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, chưa dành sự quan tâm đúng mức đến khâu công tác này. Một số đơn vị chưa mạnh dạn nâng cao chỉ tiêu hay xác định khâu cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự là khâu cơng tác đột phá trong kế hoạch cơng tác hàng năm của đơn vị mình. Vì vậy, trong kỳ thống kê có 03 đơn vị VKSND cấp huyện khơng ban hành kháng nghị phúc thẩm trong khi vẫn có án bị cấp phúc thẩm xét xử hủy, sửa án thông qua kháng cáo. Nhiều trường hợp, VKSND cấp huyện chưa kiên quyết, chưa tích cực trong việc u cầu Tịa án cùng cấp giao gửi bản án đúng hạn để kiểm sát bản án và chuyển bản án cho VKS cấp trên kiểm sát theo quy định.
Việc thiếu sự quan tâm đến khâu công tác quan trọng này tại một số đơn vị VKSND cấp huyện có thể coi là chưa thực hiện tốt quyền năng pháp lý đã giao cho ngành Kiểm sát.
Thứ hai, trình độ, năng lực của một số cán bộ, KSV còn nhiều hạn chế,
tinh thần trách nhiệm chưa cao. Một số cán bộ, KSV chưa nắm vững các quy định về luật hình sự, luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp lý liên quan. Do đó, khi thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa hoặc sau phiên tòa cịn thiếu sắc bén, khơng phát hiện được vi phạm cũng như thiếu sót của bản án cần được xem xét để kháng nghị dẫn đến việc khơng ban hành kháng nghị. Có trường hợp KSV thiếu bản lĩnh khi phát hiện ra những vi phạm nhưng không mạnh dạn đề xuất kháng nghị phúc thẩm hay ban hành kháng nghị nhưng lại khơng trình bày căn cứ rõ ràng. Trong quá trình nghiên cứu vụ án, đơi khi KSV chủ quan, đại khái nên không phát hiện được vi phạm của bản án sơ thẩm hoặc phát hiện không đầy đủ nên đê xuất căn cứ kháng nghị không hiệu quả. Hoặc trường hợp KSV tuy phát hiện được vi phạm nhưng không đánh giá không xác định được vi phạm nào cần phải kháng nghị, vi phạm nào cần phải kiến nghị yêu cầu khắc phục dẫn đến không kháng nghị hoặc kháng nghị không được chấp nhận.
Thứ ba, sự phối hợp giữa VKSND cấp tỉnh và VKSND cấp huyện trong
cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự vẫn cịn có hạn chế, chưa thường xuyên có sự trao đổi nghiệp vụ, có kế hoạch củng cố kháng nghị dẫn đến cịn tình trạng VKS cấp tỉnh rút kháng nghị của VKS cấp huyện mà không trao đổi trước với VKS cấp huyện, không gửi kết quả xét xử phúc thẩm cho VKS cấp huyện dẫn đến việc VKS cấp huyện không biết lý do kháng nghị bị rút. VKS cấp tỉnh bước đầu đã thực hiện việc tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác kháng nghị phúc thẩm, tuy nhiên chưa được thường xuyên, định kỳ.
Việc báo cáo xin ý kiến có nên kháng nghị hay khơng tuy là khơng bắt buộc song nếu VKS cấp huyện thực hiện tốt điều này sẽ có ý nghĩa quan
trọng, giúp VKS hai cấp thống nhất được quan điểm, nhận thức chung việc có căn cứ kháng nghị hay khơng, kháng nghị ban hành có bảo vệ được hay khơng, hạn chế tình trạng rút kháng nghị hoặc bác kháng nghị.
Thứ tư, quan hệ phối hợp giữa VKS và Tịa án có lúc, có nơi cịn chưa
được thống nhất; cịn có trường hợp Tịa án gây khó khăn trong việc Viện kiểm sát rút hồ sơ vụ án để nghiên cứu, xem xét ban hành kháng nghị, dẫn tới việc quá thời hạn kháng nghị.
Thứ năm, một số trường hợp, Lãnh đạo, KSV trong công tác chỉ đạo điều hành và thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm do tâm lý “Dĩ hòa vi quý”, cả nể, ngại va chạm và một phần bởi sự tác động của việc giữ mối quan hệ giữa VKS cấp huyện với Tòa án, giữa Thẩm phán và KSV. Có trường hợp KSV đã phát hiện được vi phạm nhưng do nể nang nên đã để cho Thẩm phán tìm cách khắc phục mà khơng kháng nghị do việc quy định tỷ lệ án hủy để xem xét tái bổ nhiệm của ngành Tòa án, đây chính là một trong những nguyên nhân để làm giảm chất lượng và số lượng của kháng nghị phúc thẩm hình sự.
Thứ sáu, điều kiện phương tiện làm việc và chế độ, chính sách đối với cán
bộ, Kiểm sát viên chưa được đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cơng tác trong tình hình mới. Đồng thời, việc đầu tư nguồn lực cả về vật chất và con người phục vụ cơng tác nói chung và cơng tác thực hành quyền cơng tố, kiểm sát xét xử nói riêng vẫn cịn nhiều hạn chế. Nhìn chung, số lượng biên chế làm việc tại VKSND cấp tỉnh cũng như VKSND cấp huyện còn thiếu và yếu về kinh nghiệm, tại VKSND cấp huyện một KSV thường được phân công đảm nhiệm nhiều khâu công tác khác nhau. Trong khi đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên diễn biến ngày càng phức tạp, số lượng các vụ án hình sự tăng nhanh. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự.
Tiểu kết Chương 2
Trên cơ sở áp dụng các phương pháp thu thập và tổng hợp các thông tin, số liệu thống kê, tác giả đã đánh giá, làm rõ thực trạng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động xét xử của Tịa án nói chung và cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự nói riêng của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 (bao gồm cả hai giai đoạn áp dụng BLTTHS 2003 và BLTTHS 2015). Tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế.
Có thể nói, trong những năm gần đây, công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động xét xử của Tịa án nói chung và đặc biệt là cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự tại tỉnh Thái Ngun có nhiều sự thay đổi tích cực, đạt nhiều kết quả cao, qua đó góp phần vào cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự vẫn cịn có một số hạn chế cần được khắc phục. Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân gây ra. Trước những yêu cầu về nhiệm vụ trong tình hình mới cũng như cơng tác cải cách tư pháp, thực hiện tốt Chỉ thị 03 và Chỉ thị 08 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự địi hỏi ngành Kiểm sát tỉnh Thái Nguyên phải đưa ra những giải pháp cụ thể để không chỉ tăng lên về số lượng mà đồng thời phải đảm bảo chất lượng cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự trong thời gian tới. Vì vậy, tác giả đã đưa ra một số giải pháp ở Chương 3 của Luận văn.
Chương 3