công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành Kiểm sát, trong đó có công tác kháng nghị phúc thẩm
Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào để hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, đối với ngành KSND – hệ thống cơ quan được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong Ngành thì công tác quản lý, chỉ đạo, điều hanh càng có vai trò và ý nghĩa quyết định.
Hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của VKSND cấp trên đối với VKSND cấp dưới được thể hiện thông qua việc xây dựng, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, kế hoạch, chương trình công tác hàng năm… Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này đòi hỏi VKSND tỉnh Thái Nguyên cũng như VKSND cấp huyện, thành phố, thị xã phải nghiêm chỉnh chấp hành
quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành KSND; VKSND cấp tỉnh phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND cấp huyện để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. ên cạnh đó, mỗi đơn vị cần tổ chức giao ban định kỳ để kiểm điểm, đánh giá kết quả và những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế, từ đó bàn biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đồng thời triển khai kế hoạch công tác trong từng thời kỳ phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh. Sau mỗi kỳ giao ban cần tổng hợp và thông báo những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, làm cơ sở cho cán bộ, KSV thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành còn có vai trò quan trọng để đảm bảo tính tập trung và thống nhất trong Ngành. Đây là cơ sở tiên quyết để ngành KSND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, để tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành đòi hỏi VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên cần làm tốt các nhiệm vụ như: Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của Viện trưởng VKSND cấp trên trực tiếp; mỗi cán bộ, KSV chịu sự quản lý, chỉ đạo điều hành của Viện trưởng; Viện trưởng VKSND hai cấp cần có sự phân công, phân nhiệm hợp lý, phù hợp với sở trường, năng lực công tác của mỗi cán bộ, KSV; hàng năm, Viện trưởng VKSND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo VKSND cấp huyện xây dựng, triển khai kế hoạch công tác của cấp mình; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện vi phạm, khắc phục những tồn tại hạn chế đồng thời ghi nhận những kết quả đã đạt được; thông qua công tác thanh tra, kiểm tra và qua việc theo dõi, nắm bắt tình hình kịp thời ban hành những kết luận đánh giá, thông báo rút kinh nghiệm về nghiệp vụ để các đơn vị cùng nhau sửa chữa khắc phục và rút kinh nghiệm chung.
Đối với công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, lãnh đạo VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 03 và Chỉ thị 08 của Viện trưởng VKSND tối cao về “Tiếp tục tăng cường kháng nghị phúc thẩm án hình sự”. Theo đó, cần tăng cường công tác lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của lãnh đạo VKS cấp trên đối với VKS cấp dưới; cần thực hiện thường xuyên, có định hướng; cần bám sát Chỉ thị công tác hàng năm của VKSND tối cao để từ đó đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu, phương hướng cụ thể đối với VKSND cấp huyện trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên cần xác định nhiệm vụ trọng tâm “Nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự” là khâu công tác đột phá trong kế hoạch công tác hàng năm của từng đơn vị. Cần tiếp tục đổi mới hơn nữa công tác chỉ đạo, điều hành trong việc phân công những KSV thực sự có năng lực giải quyết những vụ án phức tạp, biểu dương, khen thưởng kịp thời những KSV thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, đồng thời kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với những KSV còn hạn chế, từ đó tạo ra cơ chế thúc đẩy chất lượng của công tác kháng nghị. Lãnh đạo các đơn vị phải xây dựng chương trình, có biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện tốt các chỉ thị về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự như phải có chỉ tiêu cụ thể về công tác này, có sự kiểm tra đôn đốc kịp thời.
Lãnh đạo VKSND hai cấp cần tích cực hơn nữa trong việc chỉ đạo công tác kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án, kịp thời phát hiện ra những vi phạm pháp luật trong hoạt động xét xử để ban hành kháng nghị theo thẩm quyền hoặc đề xuất với VKS cấp trên kháng nghị. Cần loại bỏ tư tưởng nể nang, cả nể, dễ dàng chấp nhận và bỏ qua những vi phạm nghiêm trọng của Tòa án. Đồng thời, VKSND cấp huyện cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án
hình sự về việc gửi bản án, quyết định của Tòa án; phiếu kiểm sát bản án, quyết định, báo cáo kết quả xét xử, kháng nghị phúc thẩm hoặc báo cáo đề nghị kháng nghị phúc thẩm cho VKS cấp trên trực tiếp. Công tác phối hợp giữa VKS hai cấp cần phải chú trọng hơn nữa, khi có kháng nghị, Viện kiểm sát cấp sơ thẩm phải cung cấp đầy đủ các thông tin, kết quả điều tra, các vướng mắc nếu có cho cấp phúc thẩm để có cơ sở xem xét toàn diện vụ án để bảo vệ kháng nghị. Phòng chuyên môn thuộc Viện kiểm sát tỉnh, khi nhận được kháng nghị cần nghiên cứu kỹ đối chiếu theo quy định của pháp luật nếu thấy kháng nghị có căn cứ, cần kiên quyết bảo vệ kháng nghị. Tránh tình trạng khi vụ án đưa ra xét xử phúc thẩm, lại phải rút kháng nghị, chỉ trừ một số trường hợp, quá trình xem xét tại cấp phúc thẩm, cũng như tại phiên tòa, có phát sinh tình tiết mới, dẫn đến không bảo vệ được kháng nghị. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát, thì ngay sau khi xét xử phúc thẩm, kiểm sát viên THQCT và kiểm sát xét xử phúc thẩm, phải đề xuất lãnh đạo viện báo cáo Viện kiểm sát cấp cao để xin ý kiến chỉ đạo.
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, VKSND cấp trên sẽ nắm bắt được các vướng mắc của VKSND cấp dưới trong việc quyết định có kháng nghị hay không để có hướng dẫn kịp thời. Ngược lại, việc kiểm tra giám sát của VKS cấp trên sẽ giúp cho việc phát hiện vi phạm của bản án hoặc quyết định trong trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị cùng cấp thì thực hiện kháng nghị trên một cấp, hạn chế việc không kháng nghị do hết thời hạn. Ngược lại, thực hiện việc báo cáo thường xuyên của VKS cấp dưới sẽ giúp cho việc kháng nghị trên một cấp có hiệu quả, cần coi việc báo cáo Viện kiểm sát cấp trên để kháng nghị phúc thẩm cũng là hoàn thành tốt chức năng kiểm sát hoạt động xét xử của VKS cấp dưới.
ên cạnh đó, VKSND cấp tỉnh thường xuyên cần phải có những thông báo rút kinh nghiệm về những thiếu sót, hạn chế đối với từng trường hợp mà VKS rút kháng nghị, Tòa án không chấp nhận kháng nghị của VKS hoặc trường hợp phát hiện có vi phạm thông qua hoạt động kiểm sát bản án của VKS cấp tỉnh nhưng VKS cấp huyện không ban hành kháng nghị kịp thời. Hàng năm, VKS cấp tỉnh cần tổng hợp, rút kinh nghiệm về công tác kháng nghị án hình sự thuộc phạm vi và thẩm quyền để có những sơ kết, tổng kết công tác kháng nghị, qua đó tổng hợp những vi phạm pháp luật của Tòa án các cấp trong việc chuyển hồ sơ vụ án, gửi bản án, quyết định để kiến nghị khắc phục.