luật Tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm
ộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, do đó để đảm bảo cho LTTHS được triển khai thi hành đầy đủ và thống nhất thì việc tăng cường cơng tác phổ biến, quán triệt nội dung ộ luật đến toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các năm 2018, 2019 của ngành Kiểm sát nhân dân. Theo đó, để làm tốt khâu cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự trong thời gian tới địi hỏi ngành Kiểm sát nói chung và VKSND tỉnh Thái Nguyên nói riêng cần tập trung thực hiện tốt những nội dung sau:
Thứ nhất, lãnh đạo các đơn vị VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên cần
quán triệt, triển khai đến tất cả cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong các quy định về kháng nghị được quy định tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và ộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Cần tăng cường quan tâm, chỉ đạo, coi trọng công tác kháng nghị phúc thẩm, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự; cần bám sát các chỉ tiêu nhiệm vụ trong các Nghị quyết của Quốc hội giao cho ngành KSND và các chỉ tiêu của Ngành để đảm bảo số lượng cũng như chất lượng kháng nghị phúc thẩm.
Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ
năng lực của cán bộ, KSV. VKSND tối cao và VKSND tỉnh Thái Nguyên cần định kỳ tổ chức các lớp đào tạo, các buổi tập huấn chuyên sâu cho cán bộ, KSV về những quy định mới, những nội dung sửa đổi bổ sung của LTTHS,
ộluật hình sự năm 2015 và các đạo luật khác về tư pháp cũng như về những văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật. Tăng cường đào tạo, hướng dẫn về kỹ năng trong việc phát hiện những vi phạm pháp luật và ban hành kháng nghị nhằm nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức cho cán bộ, KSV để tránh sự nhận thức thiếu thống nhất hoặc có những quan điểm khác nhau.
Thứ ba, chủ động rà sốt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới phù hợp với ộ luật hình sự và ộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Thứ tư, mỗi cán bộ, KSV cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực,
chủ động trong việc nghiên cứu và áp dụng các quy định mới của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền, thời hạn kháng nghị, trình tự thủ tục và các quy
định về bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị cũng như các quy định của pháp luật nội dung để làm căn cứ xem xét đối với vi phạm cần phải ban hành kháng nghị, từ đó vận dụng hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể.
Thứ năm, hiện nay cơng tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật
chưa được thực hiện đầy đủ và thống nhất, vẫn để xảy ra nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKS. Trước thực trạng này địi hỏi VKSND tối cao cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các ộ, Ngành có liên quan kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể không chỉ đối với các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự mà cả các luật khác, từ đó làm căn cứ áp dụng pháp luật thống nhất, làm cơ sở để đánh giá tính chất mức độ vi phạm có cần thiết để ban hành kháng nghị hay không. Đồng thời, VKSND các cấp cần thường xuyên tập hợp những khó khăn, vướng mắc trong q trình áp dụng pháp luật để các cấp có thẩm quyền giải thích kịp thời.