hai cấp tỉnh Thái Nguyên
Theo quy định của LTTHS, Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Đây là một quyền năng pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm cho bản án, quyết định của Tịa án có căn cứ, đúng pháp luật. Do đó, Chỉ thị 03 và Chỉ thị 08 của Viện trưởng VKSND tối cao đã khẳng định: “Coi trọng công tác kháng nghị phúc thẩm, coi đây là một trong những công việc trọng tâm của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự”. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, để đảm bảo cho cơng tác kháng nghị phúc thẩm đạt kết quả tốt địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa VKS hai cấp, cụ thể:
Đối với VKS các huyện, thành phố, thị xã phải nghiêm túc thực hiện đúng quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự; Quy chế về chức trách nhiệm vụ và chế độ làm việc của VKSND tối cao, các phòng nghiệp vụ VKSND tỉnh trong việc gửi cáo trạng truy tố, sao gửi bản án, quyết định sơ thẩm, báo cáo xét xử sơ thẩm, kháng nghị phúc thẩm cho VKS tỉnh. Khi gửi bản án, quyết định sơ thẩm cho VKS cấp phúc thẩm đảm bảo phải có phiếu kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm theo đúng mẫu quy định. Khi phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm, VKS các huyện, thành phố, thị xã có thể chuyển hồ sơ về VKS tỉnh để nghiên cứu, xem xét, báo cáo lãnh đạo Viện trước khi ban hành kháng nghị. Hoặc khi ban hành kháng nghị phúc thẩm, VKS cấp huyện phải báo cáo kịp thời cho VKS cấp tỉnh một cách cụ thể, đầy đủ về nội dung vụ án, quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, nêu rõ lý do và căn cứ kháng nghị phúc thẩm. Đồng thời gửi kèm hồ sơ và các tài liệu có liên quan đến việc kháng nghị cho VKS cấp tỉnh. Nếu VKS cấp tỉnh nhận thấy cần phải bổ sung kháng nghị khi thời hạn kháng
nghị vẫn cịn thì thơng báo cho VKS cấp huyện có quyết định kháng nghị bổ sung hoặc rút kháng nghị nếu kháng nghị không có căn cứ, đảm bảo cho kháng nghị được ban hành tồn diện, đầy đủ, có căn cứ để Tịa án chấp nhận kháng nghị. Đối với trường hợp Tịa án khơng chấp nhận kháng nghị của VKS khơng có căn cứ thì phải báo cáo đề nghị cấp giám đốc thẩm xem xét theo thẩm quyền. VKS cấp trên trước khi rút kháng nghị của VKS cấp dưới cần trao đổi, thông báo để VKS cấp dưới nắm được bảo đảm thông tin hai chiều.
ên cạnh đó, VKS cấp huyện phải tăng cường cơng tác thông tin báo cáo về trường hợp cần kháng nghị phúc thẩm đối với những vụ việc phức tạp có nhiều ý kiến khác nhau, chưa đồng nhất quan điểm, cần tranh thủ ý kiến của VKS cấp trên. VKS cấp tỉnh qua nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm phát hiện có vi phạm pháp luật, nếu khơng có đủ thời gian để kháng nghị thì cần báo cáo ngay VKS cấp trên trực tiếp để xem xét kháng nghị theo thẩm quyền, trong báo cáo phải nêu đầy đủ lý do, căn cứ, đề xuất kháng nghị.
VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên cần tích cực phối hợp với nhau và phối hợp với Tòa án để tổ chức các phiên tịa rút kinh nghiệm ở hai cấp bằng hình thức trực tuyến. Qua đó sẽ phát hiện được nhiều vi phạm trong hoạt động xét xử, từ đó xem xét bản án tuyên có phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, phù hợp với kết quả xét hỏi và tranh luận tại phiên tịa hay khơng; phần nhận định của bản án có phù hợp với phần quyết định tuyên phạt tại phiên tịa hay khơng? Từ đó báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện quyết định việc ban hành hay không ban hành kháng nghị trong từng trường hợp cụ thể. Đồng thời, các phiên tòa rút kinh nghiệm cũng là cơ hội để các cán bộ, KSV học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong q trình thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử đối với những vụ án cụ thể.
Đối với những kháng nghị có nội dung đạt chất lượng tốt, được Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận, Phịng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm VKSND tỉnh nên tổng hợp để thông báo cho các đơn vị cùng tham khảo và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác kháng nghị phúc thẩm. Hàng năm, Phòng cần xây dựng các báo cáo chuyên đề nghiệp vụ về công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hình sự để góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, KSV Viện kiểm sát hai cấp đối với lĩnh vực công tác này.