thẩm của Tòa án
Việc ban hành kháng nghị phúc thẩm của VKS được thực hiện chủ yếu thông qua công tác kiểm sát các hoạt động xét xử và kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm. Vì vậy, vấn đề tăng cường hiệu quả khâu công tác này có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm. Thông qua công tác kiểm sát bản án, quyết định, nhiều vi phạm của Tòa án được phát hiện kịp thời để thực hiện quyền kháng nghị.
Lãnh đạo VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên phải chú trọng quán triệt và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm; các cán bộ, KSV cần tập trung tự nghiên cứu, nắm đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và của Ngành về công tác kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án, coi đây là một trong những khâu công tác kiểm sát cơ bản của đơn vị mình.
VKS cấp huyện phải thực hiện nghiêm quy định sau khi nhận được bản án, quyết định, KSV thực hành quyền công tố phải trực tiếp lập phiếu kiểm sát bản án, nhằm nghiên cứu, xem xét, đối chiếu giữa kết quả xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, cùng với đề nghị trong luận tội với phần nhận định, quyết
định của bản án có phù hợp không; xem xét, đối chiếu nội dung bản án về tội danh, khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và phần trách nhiệm dân sự..., kịp thời phát hiện những vi phạm trong bản án để báo cáo Lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc có kháng nghị hay không, hoặc đề xuất những biện pháp giải quyết đối với những vi phạm trong bản án nếu không ban hành kháng nghị. Đồng thời, cần theo dõi chặt chẽ thời gian gửi bản án, quyết định, thường xuyên trao đổi, nhắc nhở Tòa án cùng cấp gửi đúng thời hạn quy định. Đối với những bản án, quyết định Tòa án gửi chậm dẫn đến việc kháng nghị phúc thẩm của VKS bị chậm trễ thì phải kiến nghị khắc phục vi phạm .
VKS cấp tỉnh phải tăng cường kiểm sát bản án, quyết định do Tòa án cấp sơ thẩm gửi đến, nếu phát hiện vi phạm thì phải kháng nghị phúc thẩm kịp thời. Đồng thời, để khắc phục tình trạng Tòa án cấp huyện gửi không đầy đủ hoặc không kịp thời bản án, quyết định sơ thẩm cho VKS cấp tỉnh thì VKS cấp tỉnh cần phải mở sổ theo dõi việc tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện; hàng tháng tổng hợp, so sánh, đối chiếu với số liệu thống kê, báo cáo công tác định kỳ của VKS cấp huyện hoặc thông qua hồ sơ vụ án phúc thẩm để xác định bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện có được gửi cho VKS cấp tỉnh hay không. Trên cơ sở đó, hàng năm VKS cấp tỉnh phải tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về công tác kiểm sát bản án, quyết định, trong đó chỉ ra được những ưu điểm cũng như hạn chế nhằm đề ra giải pháp phù hợp; cần ban hành nhiều thông báo rút kinh nghiệm để các VKS cấp huyện nghiên cứu nhằm khắc phục các vi phạm, thiếu sót, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kháng nghị phúc thẩm.