Hồn thiện các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 66)

KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ

3.1. Hồn thiện các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự vềkháng nghị phúc thẩm kháng nghị phúc thẩm

Từ thực tiễn trong những năm qua, có thể thấy rằng cơng tác kháng nghị của VKSND hai cấp tỉnh Thái Ngun cịn ít về số lượng, hạn chế về chất lượng, một phần là do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kháng nghị phúc thẩm mà trước hết là cần nghiên cứu và bổ sung một số điều của LTTHS để bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động kháng nghị phúc thẩm của VKS. Theo đó, cần tập trung nghiên cứu, tháo gỡ những vấn đề sau:

- Bổ sung quy định về căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự:

LTTHS năm 2015 chỉ quy định về thẩm quyền, thời hạn, thủ tục mà chưa quy định về căn cứ kháng nghị. Theo quy định tại Điều 336 LTTHS năm 2015 thì Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm và một trong những nội sung chính của quyết định kháng nghị là lý do, căn cứ kháng nghị. Tuy nhiên

LTTHS lại không quy định cụ thể các căn cứ để kháng nghị.

Theo Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 505/2017/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao) thì có thể xác định 04 căn cứ để kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên đây chỉ là hướng dẫn mang tính chất nội bộ của ngành Kiểm sát. Do đó, LTTHS cần bổ sung, quy định rõ bản án, quyết định cấp

sơ thẩm vi phạm những nội dung gì, mức độ đến đâu thì được coi là nghiêm trọng và bị kháng nghị phúc thẩm.

- Sửa đổi quy định về cách tính thời hiệu kháng nghị phúc thẩm hình sự Theo Điều 337 LTTHS 2015 thì thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm

sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án; theo Điều 262 LTTHS 2015 thì thời hạn giao bản án cho Viện kiểm sát cùng cấp là trong thời hạn 10 ngày. Với quy định trên, trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm gửi bản án đúng thời hạn cho Viện kiểm sát cùng cấp là 10 ngày thì Viện kiểm sát

chỉ cịn 05 ngày để nghiên cứu bản án cùng hồ sơ vụ án để quyết định việc kháng nghị là khó khăn. Đồng thời trên thực tế, Tòa án gửi bản án đa số là trễ

hạn và quá hạn luật định nên việc phát hiện vi phạm của các bản án sơ thẩm để kháng nghị gặp nhiều trở ngại. Do đó, để bảo đảm cho cơng tác kháng nghị của Viện kiểm sát được thuận lợi, cần sửa đổi LTTHS năm 2015 theo hướng

quy định thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là kể từ khi nhận được bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)