Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về kháng nghị phúc thẩm hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 38)

1.2.2. Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành vềkháng nghị phúc thẩm hình sự kháng nghị phúc thẩm hình sự

1.2.2.1. Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm

Theo quy định tại khoản 1, Điều 336 LTTHS năm 2015 thì VKSND cùng cấp với Tịa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm và VKSND cấp trên trực tiếp của VKSND đó có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Người có thẩm quyền quyết định việc kháng nghị phúc thẩm là Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS (quy định tại Điều 41 LTTHS 2015).

Điều 36 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hanh kèm theo Quyết định số 505/2017/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017của Viện trưởng VKSND tối cao) đã nêu cụ thể: Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện, cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp cao kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định về hệ thống VKSND gồm có 04 cấp: VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (VKSND cấp tỉnh), VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (VKSND cấp huyện). Sau khi Nghị quyết số 82/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân có hiệu lực thi hành thì VKSND tối cao chuyển giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm cho VKSND cấp cao. Theo đó Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, đây là quy định mới thay đổi về thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm bởi VKSND tối cao khơng cịn chức năng kháng nghị phúc thẩm mà chuyển quyền năng này cho VKSND cấp cao.

VKS có thể kháng nghị tồn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định; đối với tất cả bị cáo và những người tham gia tố tụng khác hoặc chỉ với một số người; hướng kháng nghị của VKS cũng không bị hạn chế. Do thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm thuộc về VKS cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp nên sẽ có những trường hợp xảy ra như:

- Nếu hai bản kháng nghị có tính chất bổ sung cho nhau thì tịa án cấp phúc thẩm sẽ chấp nhận để xét xử theo cả hai bản kháng nghị đó.

- Nếu hai bản kháng nghị mâu thuẫn nhau, VKS cùng cấp khơng rút kháng nghị của mình, VKS cấp trên khơng hủy kháng nghị của VKSND cấp dưới thì tịa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét kháng nghị của VKS cấp trên trực tiếp do nguyên tắc hoạt động của VKSND là tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành.

1.2.2.2. Phạm vi kháng nghị

Điều 239 LTTHS năm 2003 quy định về kháng cáo, kháng nghị những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, tuy nhiên tại Khoản 2 của điều luật chỉ liệt kê các quyết định của Tịa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo, đó là quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, cịn các quyết định của Tịa án cấp sơ thẩm mà VKS có quyền kháng nghị lại khơng được quy định cụ thể. Vì vậy, từ nội dung của điều luật ta có thể hiểu rằng VKS có thể kháng nghị phúc

thẩm đối với tất cả các quyết định tố tụng của Tòa án cấp sơ thẩm nếu phát hiện quyết định đó có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Đến LTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể các quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị tại Khoản 2 Điều 330, đó là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của LTTHS 2015.

1.2.2.3. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm

Thời hạn kháng nghị là khoảng thời gian nhất định mà LTTHS quy định cho phép VKS kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm được tính kể từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị. Hệ quả của việc kết thúc thời hạn kháng nghị sẽ làm mất quyền kháng nghị của VKS, khi đó bản án, quyết định của Tịa án cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.

Điều 234 LTTHS năm 2003 quy định thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Tức là đã quy định chung thời hạn kháng nghị phúc thẩm của VKS đối với bản án với thời hạn kháng cáo. Tiếp đó, thời hạn kháng nghị những quyết định của Tòa án sơ thẩm được quy định tại Khoản 1 Điêu 239 LTTHS 2003.

LTTHS năm 2015 không tách biệt quy định về thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm thành 02 điều luật khác nhau mà xây dựng riêng một điều luật mới và vẫn giữ nguyên về mức thời hạn. Cụ thể, Điều 337 LTTHS năm 2015 quy định: “1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm

sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án. 2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định”. Sự thay đổi trên về kỹ thuật lập pháp đã phân

tách rõ giữa thời hạn kháng cáo và thời hạn kháng nghị, tránh nhầm lẫn giữa hai thời hạn, từ đó tránh những vi phạm về thời hạn kháng nghị.

1.2.2.4. Căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự

Cũng giống như các BLTTHS trước đó, LTTHS năm 2015 chưa có quy định cụ thể về những căn cứ để kháng nghị phúc thẩm. Tuy nhiên, trên cơ sở các quy định của LTTHS về căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm (Điều 357 LTTHS 2015), hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại (Điều 358 LTTHS 2015), hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án (Điều 359 LTTHS 2015). Đồng thời, áp dụng quy định tại Điều 37 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hanh kèm theo Quyết định số 505/2017/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao thì có thể xác định căn cứ kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật như sau:

- Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tịa sơ thẩm khơng đầy đủ dẫn đến đánh giá khơng đúng tính chất của vụ án.

Tức là khi tiến hành thủ tục xét hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử chỉ hỏi thiên về một mặt, một khía cạnh, khơng điều tra xét hỏi đầy đủ các mặt, các khía cạnh của vấn đề, khơng làm rõ được những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự theo quy định tại Điều 85 LTTHS 2015. Hoặc việc điều tra xét hỏi đã bỏ sót một hoặc một số tình tiết về từng sự việc, từng tội trong một vụ án, không điều tra xét hỏi đối với người tham gia tố tụng dẫn đến việc không đảm bảo đủ cơ sở để đánh giá tính chất của vụ án. Việc điều tra, xét hỏi không đầy đủ như trên đã dẫn đến việc khơng đánh giá đúng tính chất của vụ án, nội dung của vụ án bị đánh giá sai lệch, do đó VKS cần phải kháng nghị để xem xét, đánh giá lại tính chất vụ án đảm bảo chính xác, khách quan nhất.

- Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm khơng phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.

Điều này có nghĩa là, trong phần xét thấy, phần quyết định của bản án hoặc quyết định sơ thẩm có những vấn đề khơng phù hợp với các tình tiết khách quan đã được điều tra, xác minh, thu thập trong hồ sơ vụ án và đã được xem xét tại phiên tịa hoặc những tình tiết khách quan của vụ án được làm rõ tại phiên tòa qua phần xét hỏi, tranh luận. Kết luận trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị coi là không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án có thể là một trong các trường hợp sau: kết luận không phù hợp với các chứng cứ, tài liệu đã được điều tra, xác minh tại phiên tịa; có sự mâu thuẫn giữa các chứng cứ; tại phiên tịa khơng xem xét tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án mà Tịa án dựa vào đó để kết luận về vụ án…

- Có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của ộ luật hình sự, ộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác.

Kết quả của sai lầm trong việc áp dụng pháp luật có thể dẫn đến việc để xảy ra oan, sai. Trong khoa học pháp lý hình sự, khái niệm “oan” có thể được hiểu là “Trường hợp khơng có sự việc phạm tội, hành vi khơng cấu thành tội phạm, do bị vu cáo, dựng vụ án giả hoặc hành vi do người khác thực hiện, nhưng một người vẫn bị điều tra, truy tố, xét xử và kết tội”. Khái niệm về “sai” có thể được hiểu là trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự một cách khơng khách quan, không đầy đủ, trái với những quy định của pháp luật. Việc để xảy ra sai trong xét xử vụ án hình sự với các biểu hiện như việc áp dụng pháp luật hình thức, pháp luật nội dung không đúng, không đầy đủ, không khách quan, việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với một người phạm tội chưa chính xác…

Việc có những sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật có thể dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm. iểu hiện cụ thể của việc bỏ lọt tội phạm là việc bỏ lọt hành vi phạm tội, bỏ lọt người phạm tội, hoặc qua việc điều tra, truy tố xác định đối tượng có dấu hiệu của tội phạm nhưng khi tiến hành xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm tun bố là khơng có tội. Đối với trường hợp Tịa án tun bố khơng có tội, theo quy định tại Khoản 2 Điều 250 LTTHS năm 2003 nay là Điều 358 LTTHS 2015 thì đây la một căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm, do đó VKS hồn tồn có quyền kháng nghị phúc thẩm trong trường hợp này.

Sai lầm trong việc áp dụng các quy định của LHS thường xuất phát từ việc hiểu và vận dụng các quy định có sự sai sót, khơng chỉ là sai điều khoản áp dụng đối với hành vi phạm tội mà cịn khơng đúng với các quy định có liên quan trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Đó có thể là áp dụng sai điểm, khoản, điều luật của LHS dẫn đến xét xử bị cáo về tội nặng hơn hoặc tội nhẹ hơn, về khoản nặng hơn hoặc nhẹ hơn không đúng với nguyên tắc xử lý vụ án. Việc áp dụng pháp luật khơng chính xác sẽ dấn đến việc quyết định hình phạt khơng tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội hay việc áp dụng một số căn cứ khơng có cơ sở để thực hiện việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là khơng đúng.

- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm khơng đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng theo quy định tại Điều 53, 254 LTTHS năm 2015 hoặc thuộc các trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng Hội đồng xét xử trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ví dụ: thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đối với vụ án có bị cáo về tội mà LHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình

phải gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhưng phiên tịa xét xử sơ thẩm chỉ có 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm.

Có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng là trường hợp khi điều tra, truy tố, xét xử LTTHS quy định bắt buộc phải tiến hành một thủ tục tố tụng nào đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, dẫn đến việc xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan tồn diện. Ví dụ, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện đúng quy định về sự tham gia của người bào chữa trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa; Tịa án xét xử khơng đúng thẩm quyền, vi phạm quy định về giới hạn xét xử hoặc khơng thực hiện việc hỗn phiên tịa khi phải hỗn phiên tịa theo luật định...

1.2.2.5. Trình tự, thủ tục kháng nghị phúc thẩm hình sự

Khi xét thấy có căn cứ để tiến hành việc kháng nghị phúc thẩm, VKS thực hiện việc ban hành Quyết định kháng nghị. Trong đó có các nội dung chính như ngày, tháng, năm ban hành quyết định; số của quyết định; tên của VKS ra quyết định; phạm vi kháng nghị là toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm; lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của VKS; họ tên, chức vụ của người ký kháng nghị; nêu rõ những vi phạm pháp luật cụ thể của bản án, quyết định về đánh giá chứng cứ, về vận dụng chính sách pháp luật, về áp dụng thủ tục tố tụng và nêu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Nếu Điều 233 LTTHS năm 2003 chỉ quy định kháng nghị được gửi đến duy nhất Tịa án đã xét xử sơ thẩm; hình thức của kháng nghị được thể hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do thì Khoản 2 Điều 338 LTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể hơn về thủ tục gửi quyết định kháng nghị: Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng

nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tịa án đã xét xử sơ thẩm, đồng thời gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người liên quan đến kháng nghị. VKS đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho VKS khác có thẩm quyền kháng nghị, cụ thể như sau: Kháng nghị cùng cấp của VKSND cấp tỉnh gửi VKSND cấp cao, kháng nghị cùng cấp của VKS quân sự cấp quân khu gửi VKS quân sự trung ương, kháng nghị của VKSND cấp cao gửi VKSND tối cao.

Để đảm bảo cho việc giải quyết phúc thẩm đối với kháng nghị của VKS được kịp thời, khách quan và chính xác, Điều 339 LTTHS năm 2015 đã bổ sung một nội dung mới quy định về nghĩa vụ của Tòa án cấp sơ thẩm bên cạnh việc gửi hồ sơ vụ án, kháng nghị đồng thời phải gửi các chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tịa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.

Điều 242 LTTHS năm 2003 quy định nghĩa vụ của Tòa án chậm nhất là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)